Tác dụng chữa bệnh của cây sống đời

10:15 10/03/2014

(Giúp bạn)

Khi bị đau họng, nên ăn 16 lá sống đời (sáng ăn 8 lá, chiều 8 lá), bệnh sẽ khỏi nhanh. Còn nếu bị chảy máu cam, có thể giã 1-2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước đặt vào lỗ mũi.




Ảnh minh họa

Khi bị đau họng, nên ăn 16 lá sống đời (sáng ăn 8 lá, chiều 8 lá), bệnh sẽ khỏi nhanh. Còn nếu bị chảy máu cam, có thể giã 1-2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước đặt vào lỗ mũi. 

Cây sống đời (còn có các tên là bỏng, trường sinh, cầm máu, đời sống, sống lâu) mọc hoang dại ở đồi núi hoặc được trồng làm cảnh ở các gia đình. Lá sống đời không độc, mùi vị dễ ăn. Nên hái lá vào khoảng 6-7 giờ sáng thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao, lại không có vị chát. Không được ăn với muối.

Sau đây là cách chữa một số bệnh bằng cây sống đời:

Say rượu: Ăn 10 lá sống đời, sau 10 phút sẽ khỏi say.

Viêm họng: Ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4, chiều 4, tối 2). Nên nhai ngậm và nuốt cả bã. Dùng trong 3 ngày là khỏi.

- Mất sữa: Sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời, sau 2 ngày sẽ có sữa.

Mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, giấc ngủ sẽ đến sớm.

Viêm xoang mũi: Giã nát 2 lá sống đời, lấy nước thấm vào bông, nút hố mũi bên viêm. Ngày làm 4-5 lần. Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên.

Trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá sống đời (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn. Trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Sau 20-45 ngày sẽ khỏi.

- Kiết lỵ (viêm đại tràng): Mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Trẻ 5-10 tuổi dùng liều bằng nửa người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.


Sống đời là loài cây dễ trồng, có nhiều công dụng chữa bệnh, sử dụng đơn giản.

Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, cây lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, đà bất tử. Đây là loại cây được nhiều người dân trong nước trồng làm kiểng, vì có hoa màu sắc đẹp, dễ trồng (chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là nó mọc ra cây mới), vừa dùng làm thuốc chữa bệnh cho gia đình (vì đơn giản và hiệu quả). Theo Đông y, cây sống đời có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát. Sống đời được dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng…

- Để trị bỏng thì giã nhuyễn lá sống đời đắp lên vết thương. Bên cạnh đó còn dùng đắp lên mụn nhọt và cầm máu. Cách dùng như sau: lấy 3-4 lá rửa sạch, giã nát, đắp, hoặc vắt lấy nước bôi hằng ngày. Nếu để uống thì lấy lá rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.

- Nếu bị viêm tai cấp tính, lấy lá sống đời giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi thấm vào tai rất hiệu quả.


tac-dung-chua-benh-cua-cay-song-doi-2

Ảnh minh họa

- Nếu bị té ngã mà có vết thương bầm tím, thì giã nhuyễn lá rồi cho thêm ít rượu và đường để uống.

- Có địa phương dùng lá sống đời để chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, nhiễm trùng đường ruột, bằng cách: lấy 40g lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước uống, còn xác thì đắp bên ngoài bụng.

- Những người bị viêm họng có thể ăn 10 lá sống đời, chia làm nhiều lần trong ngày (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá và tối ăn 2 lá), bằng cách nhai lá tươi (đã rửa sạch), ngậm một lát rồi nuốt cả nước lẫn xác. Làm liền 3 ngày như thế.

- Khi bị chảy máu cam, có thể giã 1-2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước này rồi chấm vào bên trong mũi.

- Nếu bị mất ngủ thì cứ chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, sẽ giúp dễ ngủ hơn.

- Khi bị kiết lỵ (viêm đại tràng), mỗi ngày ăn 20 lá sống đời, sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá; trẻ em từ 5-10 tuổi thì dùng liều bằng nửa người lớn. Dùng liền trong 5 ngày.

- Phụ nữ có con nhỏ nếu bị mất sữa, thì vào buổi sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời. Ăn vài ngày liền như vậy.

- Bị say rượu thì nhai ăn 10 lá sống đời, độ mươi phút sau sẽ giảm.

- Bị trĩ nội, thì mỗi ngày dùng 10 lá sống đời - sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, bằng cách nhai nuốt nước, còn xác thì cho vào miếng gạc vải để đắp lên hậu môn (trước khi đắp cần làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối).

Lưu ý, mọi trường hợp đều dùng lá sống đời tươi, không nên dùng lá héo, lá khô vì sẽ không có tác dụng chữa bệnh. Một số người cho rằng cây sống đời có thể chữa "bách bệnh", nhưng như vậy là nói quá, không có cơ sở khoa học.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sống đời 

Ảnh minh họa


Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, cây lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, đà bất tử.

Theo Đông y, cây sống đời có vị nhạt, hơi chua chát, tính mát, được dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng.

Bài thuốc từ cây sống đời

 - Trị bỏng: Lá sống đời rửa sạch, giã nhuyễn, dùng đắp lên vết thương. Có tác dụng trị bỏng, mụn nhọt, cầm máu. Có thể giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống hàng ngày.

- Viêm tai cấp tính: Lá sống đời giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi thấm vào tai.

- Vết thương bầm tím: Lá sống đời rửa sạch, giã nhuyễn, cho thêm ít rượu và đường để uống.

- Viêm loét dạ dày hành tá tràng, nhiễm trùng đường ruột: Lấy 40g lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước uống, dùng bã để đắp lên bụng.

- Viêm họng, mất ngủ: Lá sống đời 10 cái rửa sạch dùng ăn nhiều lần trong ngày. Ăn liền 3 ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa chứng mất sữa ở phụ nữ sau sinh, người say rượu.

- Chảy máu cam: Giã 1 - 2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước này rồi chấm vào bên trong mũi.

- Kiết lỵ, viêm đại tràng: Mỗi ngày ăn 20 lá sống đời, sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá. Trẻ em từ 5 - 10 tuổi liều dùng bằng nửa người lớn. Dùng liền trong 5 ngày.

- Trĩ nội: Dùng 10 lá sống đời/ngày. Sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá để nhai nuốt nước. Dùng xác cho vào miếng gạc vải để đắp lên hậu môn.


Chậu hoa đẹp sống đời và tác dụng chữa bệnh công hiệu

Ai cũng biết chậu cảnh đẹp sống đời là một loại cây cảnh vô cùng dễ trồng, lại cho hoa đẹp nếu bạn chăm sóc chúng tốt. Bên cạnh đó không phải ai cũng biết một tác dụng hữu ích nữa của sống đời là có thể chữa được nhiều bệnh và cách sử dụng chúng làm một phương thuốc lại vô cùng đơn giản, Hôm nay www.ChauHoa.vn sẽ giới thiệu đến các bạn các công dụng chữa bệnh hữu hiệu của chậu hoa đẹp sống đời này nhé!

 

 

tac-dung-chua-benh-cua-cay-song-doi-4


Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng ngoài ra nó còn có nhiều tên gọi khác như cây lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, đà bất tử. Đây là loại cây được nhiều người dân trong nước trồng làm kiểng, vì có hoa màu sắc đẹp, dễ trồng. Cách để trồng và nhân giống một

 

chậu hoa đẹp sống đời vô cùng đơn giản chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là nó mọc ra cây mới.

 

tac-dung-chua-benh-cua-cay-song-doi-5

Ảnh minh họa

 

Bên cạnh đó chậu hoa đẹp này còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh cho gia đình Theo Đông y, cây sống đời có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát. Lá cây sống đời, một vị thuốc kháng sinh chủ trị giải độc chữa khỏi được rất nhiều chứng bệnh.

 Công dụng trị bệnh của chậu hoa đẹp sống đời:

 

tac-dung-chua-benh-cua-cay-song-doi-6

   Ảnh minh họa

 

 * Trị bỏng, mụn nhọt: Để trị bỏng thì giã nhuyễn lá sống đời đắp lên vết thương. Bên cạnh đó còn dùng đắp lên mụn nhọt và cầm máu. Cách dùng như sau: lấy 3-4 lá rửa sạch, giã nát, đắp, hoặc vắt lấy nước bôi hằng ngày. Nếu để uống thì lấy lá rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.


* Trị viêm loét dạ dày, tá tràng, nhiễm trùng đường ruột: Dùng khoảng 40g lá tươi của

 

chậu hoa đẹp sống đời rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước uống, còn xác thì đắp bên ngoài bụng.

  * Trị bệnh trĩ nội: thì mỗi ngày dùng 10 lá sống đời - sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, bằng cách nhai nuốt nước, còn xác thì cho vào miếng gạc vải để đắp lên hậu môn, trước khi đắp cần làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối.

 

* Trị tụ máu bầm: Nếu bị té ngã mà có vết thương bầm tím, thì dùng lá của chậu hoa đẹp sống đời giã nhuyễn rồi cho thêm ít rượu và đường để uống, máu bầm sẽ nhanh chóng tan ngay, nếu nhà bạn có trẻ con, đặc biệt các trẻ hiếu động thì càng phải trồng một chậu hoa đẹp sống đời để sử dụng và làm đẹp nhà mình nhé.

 

* Trị viêm đại tràng: mỗi ngày ăn 20 lá sống đời, sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá; trẻ em từ 5-10 tuổi thì dùng liều bằng nửa người lớn, dùng liền trong 5 ngày.

 

* Trị viêm họng bằng lá sống đời: dùng lá sống đời rửa sạch, nhai lá tươi sống, ngậm một lát rồi nuốt cả nước lẫn xác, chia làm nhiều lần trong ngày,sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá và tối ăn 2 lá , sử dụng liên tiếp  3 ngày như thế là có thể khỏi bệnh mà không cần phải dùng thuốc tây y.

 

* Trị chảy máu cam: giã 1-2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước này rồi chấm vào bên trong mũi, để một lát máu sẽ ngừng chảy

 

* Trị mất ngủ:  cứ chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, sẽ giúp dễ ngủ hơn. Do đó nếu thường xuyên bị mất ngủ bạn nên sắm cho mình một chậu hoa đẹp sống đời nhé.

 

tac-dung-chua-benh-cua-cay-song-doi-8

Ảnh minh họa


* Giã rượu: nếu bị say rượu thì nhai ăn 10 lá sống đời, độ mươi phút sau sẽ giảm nồng độ cồn trong máu.

 

* Trị chứng mất sữa của phụ nữ mới sinh: Phụ nữ có con nhỏ nếu bị mất sữa, thì vào buổi sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời, sử dụng trong vài ngày liên tục đảm bảo sẽ có sữa trở lại.Tuy chậu hoa đẹp này dễ trồng nhưng có nhiều tác dụng phải không các bạn.

 

tac-dung-chua-benh-cua-cay-song-doi-9

   Ảnh minh họa

 Lưu ý:

+ Mọi trường hợp đều dùng lá sống đời tươi, không nên dùng lá héo, lá khô vì sẽ không có tác dụng chữa bệnh.Nên thận trọng khi sử dụng bất kỳ cây thuốc nào vì nếu dùng không hợp người, hợp bệnh có thể gây hại.


+ Việc dùng thuốc thảo dược cũng phải có liệu trình và có sự hướng dẫn của lương y. Một số người cho rằng lá của

 

chậu hoa đẹp sống đời có thể chữa "bách bệnh” là nói quá, không có cơ sở khoa học đâu các bạn đừng tin nhé!

 

Hiện nay trên thị trường mới xuất hiện loại chậu hoa độc đáo và tiết kiệm không gian. Bạn có thể treo trên lan can, cầu thang hay hàng rào. Cho dù bạn có một căn biệt thự rộng thênh thang hay căn nhà nhỏ bé, thậm chí một căn hộ chung cư thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu một khu vườn ngập tràn ánh nắng và cỏ cây.
Với ý tưởng thông minh này, bạn có thể biến những hàng rào, lan can cứng nhắc thành khu vườn đầy màu sắc, đem thiên nhiên trong lành vào nhà bạn.

Theo tài liệu này, “khi gặp một chứng bệnh bất kỳ chưa biết tên là gì hãy thử uống dịch lá sống đời sẽ thấy hiệu nghiệm ngay rất rõ rệt”.

Bệnh gì chữa cũng khỏi?

Theo tác giả, lá sống đời có thể chữa khỏi dễ dàng... 34 loại bệnh chỉ sau vài phút đến vài giờ (bị thương thịt nát, đứt tay, phỏng lửa, phỏng nước sôi, vết thương nhiễm trùng...). Tài liệu còn khuyên mọi người dù không bị bệnh gì nhưng thường xuyên uống dịch lá sống đời mỗi tối sẽ giúp điều hòa máu huyết, ăn ngon, ngủ ngon, không bị đau lưng, nhức mỏi, tiêu hóa, đại tiện, tiểu tiện tốt. Riêng với súc vật, lá sống đời còn chữa được bại liệt cho chó mèo, vịt và bệnh dịch tả đối với gà (!?). Cách dùng để chữa hết các bệnh kể trên là ngậm lá, uống dịch lá (100-200ml, tùy theo bệnh) hoặc đắp lá, thoa nước lá.

Ngoài ra còn 29 bệnh khác, trong đó có rất nhiều loại bệnh mà theo tài liệu này chỉ cần một thời gian ngắn 10 ngày hoặc vài tháng uống lá sống đời sẽ hết bệnh như ho gà, lậu, hắc lào, eczema, vẩy nến, kinh nguyệt không đều, rối loạn nhịp đập của tim, mất ngủ kinh niên, viêm xoang, thấp khớp, tiểu đường, viêm loét âm đạo, liệt dương, bất lực về sinh dục...

Ngay cả khi bị liệt một cánh tay, chỉ cần uống 150ml dịch lá sống đời vị chua vào buổi sáng và tối sẽ khỏi hẳn sau 60 ngày; xơ gan cổ trướng uống (cũng như liệt cánh tay) sẽ khỏi sau 60-90 ngày; còn viêm tim, viêm thận, viêm gan uống mỗi ngày hai lần 100ml sẽ khỏi sau 100 ngày; nhức đầu kinh niên do chấn thương sọ não (?!) thường xuyên uống 100ml sau 100 ngày cũng sẽ khỏi hẳn.

Với người bị bệnh hen kinh niên mỗi khi lên cơn hen khó thở chỉ cần nhai ngậm một lá sống đời sẽ cắt ngay cơn hen; còn nếu uống liên tục 60-90 ngày sẽ khỏi hẳn sau bốn năm không tái phát. Ho lao nặng uống 100 ngày, mỗi lần uống 100ml cũng sẽ khỏi hẳn!

Để  chứng minh cho thuyết phục hơn, tài liệu này còn dẫn ra gần 30 trường hợp bệnh nhân (có địa chỉ cụ thể) sau khi uống lá sống đời đã hết các bệnh tiểu đường, rối loạn nhịp thở, hở van tim, hen suyễn, xơ gan cổ trướng, lao phổi nặng, sỏi thận, đau ruột thừa cấp...

Ngày 27-9-2004, theo địa chỉ một số bệnh nhân đã hết bệnh sau khi uống lá sống đời, chúng tôi thử tìm đến tận nơi xem thực hư ra sao. Dù đã tìm rất kỹ và hỏi thăm nhiều người để tìm bà N.L.H. ở 259C Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TP.HCM nhưng không có nhà nào mang số 259C.

Đến tiếp nhà số 264bis Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM để tìm gặp ông P.N.T., nhưng tại địa chỉ này là một nhà hàng. Chúng tôi tiếp tục tìm đến số 60 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1 - nơi có ông kỹ sư P.Đ.T. (được ghi tên là tác giả tài liệu lá sống đời) và bà L.T.N.T. - một bệnh nhân được tài liệu này nói là đã khỏi một số bệnh sau khi dùng lá sống đời, chúng tôi được một bà cụ ở cùng địa chỉ (có sáu hộ)  cho biết bà T. là vợ ông T. và đã mất cách đây hơn một năm. Ông T. cũng đã chuyển nhà đi nơi khác sinh sống.

Cây sống đời không thể chữa bá bệnh!

Trao đổi với chúng tôi về tác dụng chữa bệnh của cây sống đời, bác sĩ Lê Hùng - viện phó Viện Y dược dân tộc TP.HCM - cho biết: theo Những cây thuốc và vị thuốc VN của GS Đỗ Tất Lợi, cây sống đời còn gọi là cây trường sinh, cây thuốc bỏng, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn. Cây sống đời thuộc họ thuốc bỏng Crassulaceae. ây có tên thuốc bỏng vì do được dùng làm thuốc chữa bỏng.

Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, khi lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và thành một cây con. Cây sống đời được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc.

Về thành phần hóa học, trong lá có chiết được hoạt chất bryophylin. Trong cây thuốc bỏng cũng đã tìm thấy ba loại hoạt chất là các axit hữu cơ, các glycozit flavonoic và các hợp chất phenolic.

Về công dụng chữa bệnh, theo bác sĩ Hùng, cây thuốc bỏng chỉ được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, có tính chất giải độc. Còn theo Từ điển cây thuốc VN của giáo sư Võ Văn Chi, ngoài những công dụng trên, cây thuốc bỏng còn được dùng để đắp mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi tiêu ra máu. Do có tác dụng kháng khuẩn nên được dùng trị một số bệnh đường ruột và bệnh nhiễm trùng khác.

Theo bác sĩ Lê Hùng, nếu cho rằng cây sống đời có thể chữa bá bệnh thì hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ông cũng lưu ý thêm, như các loại thuốc chữa bệnh, việc sử dụng cây thuốc cũng phải cẩn trọng vì cây thuốc cũng có loại nhiệt, loại hàn và loại bình  (không hàn không nhiệt). Khi dùng phải có liệu trình, có sự hướng dẫn của thầy thuốc y học cổ truyền.











(st)


 


Comments