Tác dụng chữa bệnh của hạt bưởi

09:49 10/03/2014

(Giúp bạn)

 

 

Chất Pectin có trong cùi và vỏ hạt bưởi là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy tận dụng loại quả này làm thuốc chữa bệnh theo cách của dân gian nhé!


tac-dung-chua-benh-cua-hat-buoi-1

 

 

 

Sảy thai và đau bụng sau khi sinh

Với phụ nữ bị sảy thai hoặc đau bụng sau khi sinh, cách tốt nhất là nấu nước vỏ bưởi uống.

Nếu kinh nguyệt không đều sau khi sinh thì có thể đập nát hạt bưởi hoà với nước uống.

Bị hóc xương cá

Khi hóc xương cá, nên đập dập hạt bưởi rồi hòa vào nước sôi để uống. Cũng có thể đun hạt bưởi với lá nam thiên uống.

Bị gai đâm không nhổ ra được

Nướng cháy hạt bưởi rồi đánh với cơm vừa chín thành bột hồ, bôi lên chỗ bị gai đâm. Khi đó, có thể lấy gai ra được.

Chốc đầu

tac-dung-chua-benh-cua-hat-buoi-2

 

 

Hạt bưởi chữa được rất nhiều bệnh.

Để trị bệnh chốc đầu ở trẻ em, lấy hạt bưởi bóc vỏ cứng đốt thành than, nghiền nhỏ và rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 1 – 2 lần, liên tục trong 6 ngày.

Bạch hầu

Hàng ngày, lấy 3 hạt bưởi phơi khô, đun lấy nước uống để trị bệnh bạch hầu.

Ho

Người già bị ho hen nên dùng cùi bưởi thái nhỏ, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc thái chỉ cùi bưởi, hãm với nước sôi uống thay trà.

Phong thấp

Những người bị bệnh phong thấp nên thường xuyên tắm bằng tinh dầu bưởi vì các chất trong tinh dầu bưởi có tác dụng kích thích tuần hoàn máu dưới da. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng hạt bưởi nướng cháy, sau đó đun thành nước uống hàng ngày.


Cách chiết chất nhày từ hạt bưởi trị tiểu đường


Hạt bưởi của tất cả các loại bưởi kể cả bưởi rừng, bưởi tép khô không ăn được múi đều có thể tận dụng chiết xuất làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Chất nhày quanh vỏ hạt, gọi là pectin có nhiều công dụng quý gồm: Trị rối loạn lipit máu, tiểu đường tuýp 2, giảm béo, cầm máu, chống táo bón, kháng khuẩn, kéo dài tác dụng của một số thuốc trong cơ thể và đặc biệt, tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn, uống.

Khi ăn bưởi, chọn hạt mẩy bỏ vào đồ đựng sạch để chiết pectin. Nếu lượng hạt bưởi ít thì dùng hạt tươi để chiết pectin (bảo quản hạt trong ngăn mát của tủ lạnh). Nếu lượng hạt nhiều thì phơi hoặc sấy khô vỏ ngoài, rồi bảo quản trong đồ đựng có nắp kín, khô, sạch để dùng dần. Cho hạt bưởi vào cốc (lượng hạt tối đa là 1/3 cốc). Rót nước đun sôi đã để nguội bớt (còn nóng khoảng 60 - 70 độ C) mực nước khoảng 2/3 cốc. Để ngâm 15 phút, rồi dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục khoảng 5 - 6 phút rồi gạn hết nước nhày vào 1 cốc khác. Làm tiếp như vậy 1 lần nữa rồi kiểm tra vỏ hạt bưởi, nếu hết chất nhày thì thôi, nếu còn thì làm tiếp lần nữa. Hạt bưởi khô không dính tay, chỉ chiết 2 lần là hết pectin. Hạt bưởi dẻo dính tay, có khi chiết  đến 5 - 6 lần mới hết. Bảo quản dịch pectin trong ngăn mát tủ lạnh được 2 ngày. Hàm lượng pectin quanh vỏ hạt bưởi, dao động từ 2 - 16% tuỳ theo vỏ hạt khô hay dẻo. Dung dịch pectin thô dùng để phòng, chữa một số bệnh sau.

Tiểu đường tuýp 2 hoặc giảm béo: Uống 50ml trước bữa ăn 10 phút, ngày 3 lần. Dùng liên tục đến khi xét nghiệm máu, đường huyết trở về bình thường cho người tiểu đường. Người giảm béo, mỗi tuần cân kiểm tra một lần, khi đạt yêu cầu thì thôi dùng thuốc.
 
Rối loạn lipit máu, tim mạch, táo bón: Uống 50ml sau bữa ăn chính 60 phút, ngày 2 lần. Đến khi xét nghiệm mỡ máu trở về bình thường thì thôi,

Cách chiết chất nhày từ hạt bưởi trị tiểu đường - 1



Chiết xuất chất nhày của bưởi để giảm béo. (ảnh minh họa)

Cầm máu: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, đa kinh... cứu chữa bằng cách cho uống 20ml x 3 lần trong 60 phút đầu (mỗi lần uống cách nhau 20 phút) kết hợp với nhét bông tẩm pectin vào lỗ mũi chảy máu cam hoặc chỗ răng chảy máu.

Người không có bệnh, cũng nên uống 20 - 30ml dịch pectin mỗi ngày, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá (đi ngoài dễ, hấp thu dưỡng chất trong thức ăn, thức uống vào cơ thể tốt).


Bưởi chữa viêm loét dạ dày


Ngoài tác dụng là món trái cây được nhiều người yêu thích, bưởi còn được dùng trong y học cổ truyền với công dụng chữa nhiều chứng bệnh.

 

Quả bưởi có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt

Quả bưởi có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt. Ảnh: Internet

 

Lá bưởi tươi: có tác dụng sát khuẩn, tinh dầu từ lá bưởi chữa được cảm cúm, sốt, ho, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, không ra mồ hôi. Dùng 50g lá bưởi, lá tre, lá hương nhu, lá sả mỗi thứ 20g. Cho tất cả các loại lá trên vào nồi đun sôi kỹ cho người bệnh xông. Những người bệnh già yếu, người sốt, ra nhiều mồ hôi không nên xông.

Vỏ quả bưởi phơi khô: chữa được chứng ăn không tiêu, bụng đầy chướng, ấm ách khó chịu, đau bụng, ho gió, ho cảm: dùng 12g vỏ bưởi, 12 g vỏ quýt khô sao thơm, 3 lát gừng tươi. Đổ 300ml nước vào sắc với các vị trên còn 100ml, chia làm 2 lần, uống nóng trong ngày rất tác dụng.

Nước bưởi tươi: ăn nhuận tràng, nước ép múi bưởi tươi giải khát, chữa bệnh thiếu vitamin C.

Hạt bưởi tươi: có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Dùng 100g hạt bưởi tươi để cả vỏ cứng cho vào cốc đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ trong 2-3 giờ, ta sẽ được một cốc nước đặc sánh trong như bột sắn do hạt bưởi tiết ra. Gạn lấy nước, bỏ hạt uống sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần. Làm và uống liên tục đến lúc nào thấy hết đau thì thôi.


 

Pectin, vị thuốc quý có trong vỏ hạt bưởi và cùi bưởi

 

 


 

 

 Nước ta có nhiều giống bưởi: Bưởi trắng, bưởi đào, bưởi chua, bưởi ngọt, bưởi đắng, bưởi dôn dốt chua. Bưởi ngon nổi tiếng ở miền Bắc là bưởi Ðoan Hùng (Phú Thọ). Ở miền Nam là bưởi Năm Roi. Bưởi còn gọi là bòng. Tên khoa học: Citrus Grandis Osbeck. Họ Cam (Rutaceae).

Mùa bưởi chín kéo dài từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm sau. Nó là thứ quả không thể thiếu trong Tết Trung thu và trên mâm ngũ quả của mọi gia đình nước ta trong dịp Tết Nguyên đán.

Bưởi được nhiều người ưa thích, song chúng ta lại thường chỉ ăn múi và vứt bỏ hạt, cùi (vỏ quả giữa), vỏ (vỏ quả ngoài). Tuy nhiên chúng lại có những chất rất có lợi cho sức khỏe.

PECTIN - VỊ THUỐC QUÝ CÓ TRONG CÙI BƯỞI, VỎ HẠT BƯỞI

Pectin là chất nhầy bao quanh vỏ hạt bưởi và trong cùi quả bưởi chín. Bản chất của nó là một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt.

- Trong cùi bưởi tươi chứa từ 1-2% pectin (khô), nhưng khi phơi cùi bưởi khô thì chỉ còn 0,5-1% pectin (khô).

- Quanh vỏ hạt bưởi tươi có từ 3-16% pectin (khô), khi phơi khô vỏ hạt bưởi (nhân trong còn ẩm) thì có 4-20% pectin (khô).

Pectin tinh chế có dạng chất bột trắng màu xám nhạt, là một chất keo hút nước và rất dễ tan trong nước.

- Trong quả bưởi tươi, cùi tươi chiếm 10-40%. Hạt tươi chiếm 3-6%, vỏ ngoài 10% (có quả hạt lép hết chỉ còn vài hạt mẩy).

- Kỹ thuật chiết xuất pectin khá đơn giản: dung môi là nước sôi.

Trong công nghệ thực phẩm, pectin được dùng để chế bánh kẹo cao cấp.

Trong công nghệ dược phẩm, Pectin được dùng chế thuốc uống, thuốc tiêm (bắp, dưới da) để cầm máu trước và sau phẫu thuật răng hàm mặt, tai mũi họng, phụ khoa. Chữa chảy máu đường tiêu hóa, tiết niệu. Dung dịch pectin 5% còn được sử dụng như thuốc sát trùng H2O2 (nước oxy già) trong phẫu thuật răng hàm mặt, tai mũi họng (không gây xót lại cầm máu tốt). Thấm bông nhét vào chỗ nhổ răng để cầm máu. Trên thị trường hiện có biệt dược Hacmophobin (Ðức) và Arhemapectin (Pháp).

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA PECTIN

Pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước. Nó không cung cấp năng lượng nhưng có nhiều giá trị phòng, chữa bệnh như:

- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).

- Giảm hấp thu lipid.

- Giảm cholesterol toàn phần trong máu (đặc biệt là giảm cholesterol xấu LDL-c) ở người rối loạn lipid máu.

- Khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người có bệnh tiểu đường.

- Chống táo bón.

- Cầm máu.

- Sát trùng.

CÁCH CHIẾT PECTIN THÔ QUANH VỎ HẠT BƯỞI

Trong gia đình, sau khi ăn bưởi ta có thể tận dụng nguồn pectin quanh vỏ hạt bưởi để làm thuốc phòng và chữa các bệnh nói trên.

Cách làm: Hạt bưởi chọn bỏ hết hạt lép. Nếu lượng hạt nhiều thì chỉ lấy khoảng 20 hạt (để chế nước pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài). Ðựng trong túi PE khô sạch (hoặc trong lọ khô sạch) để dùng dần. Chú ý tránh ẩm vì dễ mốc. Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-800C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).

Tùy theo từng giống bưởi, quả bưởi, có loại nhiều pectin phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít pectin chỉ cần làm 3 lần là được.

CÁCH DÙNG NƯỚC PECTIN THÔ ÐỂ PHÒNG, CHỮA BỆNH

- Chống táo bón; Rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch: Uống 50ml sau khi ăn bữa chính 60 phút.

- Giảm béo, ngừa tiểu đường: Uống 50ml trước khi ăn bữa chính 5-10 phút.

- Chống chảy máu (răng, máu cam, rong kinh, đa kinh), mỗi lần dùng 20ml cách nhau 20 phút/lần trong giờ đầu.

Chú ý

Sau khi chế 3 giờ, nếu không dùng hết, nên cho vào tủ lạnh (có thể bảo quản được 48 giờ). Lúc này Pectin sẽ đông lại giống như thạch trắng.

Pectin có trong nhiều loại quả, song chỉ có cùi và vỏ hạt bưởi là có tỷ lệ cao và dễ chiết xuất nhất



Tham khảo thêm


Công dụng chữa bệnh của cây bưởi

tac-dung-chua-benh-cua-hat-buoi-5


 

  Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L.) Osbeck, trong dân gian còn được gọi là dữu, bòng, lôi dữu, xú dữu, chu loan, hương loan, phao, văn đán... Về thành phần hoá học, trong lá, hoa và vỏ quả đều có chứa tinh dầu.

Tinh dầu lá bưởi chủ yếu là dipenten, linalola và xitrala, tinh dầu vỏ quả có 26% xitrala và este. Trong vỏ quả bưởi ngoài tinh dầu còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A và C, hesperidin. Trong dịch ép múi bưởi có khoảng 9% acid xitric, 14% đường. Ngoài ra còn có lycopin, các men amylaza, peroxydaza, vitamin C, A và B1.

 

tac-dung-chua-benh-cua-hat-buoi-6


Theo dược học cổ truyền, lá bưởi có vị cay, tính ấm, được dùng để chữa các chứng đau đầu do phong tà, viêm khớp dạng thấp thể hàn thấp, đau bụng do thực trệ. Sách Bản thảo cương mục khuyên nên dùng lá bưởi và hành củ giã nát đắp vào huyệt thái dương (ở sau đuôi mắt 1 tấc, mỗi bên 1 huyệt) để trị chứng đau đầu do phong, lá bưởi và gừng tươi giã nát rồi trộn với một chút dầu trẩu đắp tại chỗ điều trị viêm khớp cấp. Đối với áp - xe vú, sách Hồ Nam dược vật chí khuyên nên dùng lá bưởi 4 - 7 cái, thanh bì 30g, bồ công anh 30g sắc uống hàng ngày. Ngoài ra, trong dân gian lá bưởi còn được phối hợp cùng với nhiều loại lá có tinh dầu khác để nấu nồi xông trị liệu cảm mạo.
Cùi bưởi vị cay ngọt đắng, tính ấm, vào ba kinh tỳ, thận và bàng quang, có công dụng hóa đàm, tiêu thực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực, được dùng để chữa các chứng bệnh như:

 

(1) Chứng ho hen ở người già: cùi 1 quả bưởi, cạo bỏ phần trắng rồi thái vụn, cho vào bát cùng với một lượng vừa đủ kẹo mạch nha hoặc mật ong, hấp cách thủy cho nhừ, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 thìa; hoặc cùi 1 quả bưởi rửa sạch thái chỉ, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày; hoặc ăn cùi bưởi thái vụn chưng với dầu hạt hoa mào gà.
 
(2) Đau bụng do lạnh: cùi bưởi 2 phần, trà 4 phần, thanh đằng hương 2 phần, tất cả đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g; hoặc cùi bưởi 12g sắc với 300 ml nước cô còn 100 ml, chia uống vài lần trong ngày.

(3) Thức ăn đình trệ, chậm tiêu: cùi bưởi, sa nhân, kê nội kim và thần khúc, lượng bằng nhau từ 4 - 6g, sắc uống.

(4) Sán khí: cùi bưởi khô sao vàng 10g sắc uống hàng ngày.


(5) Phụ nữ mang thai nôn nhiều: cùi bưởi 4 - 12g sắc uống.


(6) Viêm loét ngoài da: cùi bưởi tươi lượng vừa đủ sắc lấy nước ngâm rửa.
Hoa bưởi, ngoài việc dùng để ướp hương thơm cho trà và bánh trái, còn có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng đau dạ dày, đau tức ngực với liều từ 2 - 4g, sắc uống.
Ruột bưởi (múi bưởi) được dùng để trị đau đầu: (1) Mỗi ngày ăn 100 - 150g, đồng thời dùng lá bưởi và hành củ giã nát đắp lên huyệt thái dương. (2) Ruột bưởi 500g, mật ong 350g, đường trắng vừa đủ. Trước tiên, thái vụn ruột bưởi rồi ướp với đường trắng trong liễn sành 1 đêm, hôm sau đổ vào nồi chưng kỹ rồi cho mật ong vào quấy đều, bắc ra để nguội rồi đựng trong bình gốm kín để dùng dần, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, dùng rất tốt cho những chứng đau đầu do đàm thấp ứ trệ biểu hiện bằng các triệu chứng: đầu đau nặng như đeo đá, hay buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, lưỡi bè bệu và có vết hằn răng, rêu lưỡi dày trắng và dính...
Hạt bưởi chứa tới 40,7% dầu béo, có tác dụng trị sán khí với liều 6 - 9g sắc uống và chữa chốc đầu ở trẻ em: hạt bưởi bóc vỏ cứng rồi đốt cháy thành than, nghiền nhỏ rồi rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 6 ngày. Dân gian còn dùng tinh dầu bưởi để giải rượu và bôi lên các vùng tóc rụng để kích thích mọc tóc.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bưởi có tác dụng chống viêm rõ rệt thông qua cơ chế cải thiện mạng lưới vi tuần hoàn tại chỗ, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống phù nề, nâng cao sức bền thành mạch và sức chống đỡ của cơ thể với các tác nhân gây bệnh. Có tác giả cho rằng, dịch ép quả bưởi còn có chứa một chất giống như insulin có khả năng làm hạ đường máu.


Công dụng trị bệnh của bưởi


Múi bưởi chứa caroten, các vitamin B1, B2, C, axit hữu cơ, canxi, phốt pho, sắt, đường... Vỏ bưởi có chứa chất dầu bay hơi, chất gluccoxit đặc trưng. Hạt bưởi chứa dầu lipid, aceton, este.

tac-dung-chua-benh-cua-hat-buoi-7

Theo Đông y, múi bưởi có vị ngọt, chua, tính hàn, có tác dụng kiện tỳ, giảm ho, tan đờm, chữa rối loạn tiêu hóa, đau đầy bụng, khó tiêu, đau khớp hoặc dị ứng mẩn ngứa da, sa ruột... Dùng 100 gam bưởi, 30 gam rượu, 30 gam mật ong đem hầm cách thủy ăn có tác dụng chữa ho, long đờm. Bưởi giúp tiêu hóa tốt hơn và chữa say rượu.

Vỏ bưởi tính ấm, vị đắng, ngọt, có tác dụng tan đờm, giảm ho, điều hòa khí, giảm đau. Vỏ bưởi tươi, gừng tươi giã nát, đắp vào chỗ khớp xương đau trị được bệnh đau xương khớp. Vỏ bưởi ướp đường ăn chữa say xe, say nóng trẻ em đau đầy chướng bụng.

Hạt bưởi tính ấm, vị đắng, giã nát sắc uống dùng chữa sa ruột, sa nang. Toàn bộ quả bưởi (cả vỏ lẫn múi) thái nhỏ sắc uống có thể chữa mẩn ngứa da do dị ứng.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng bưởi

- Ho do phế nhiệt: Múi bưởi 100 gam, lê tươi 100 gam, nấu nhừ, tra mật ong hoặc đường phèn, trộn đều ăn.

- Dự phòng hen suyễn: Mỗi ngày ăn 100-200 gam bưởi, liền trong 1 tuần.

- Ăn khó tiêu: Vỏ bưởi 15 gam, màng mề gà, sơn tra mỗi loại 10 gam, sa nhân 5 gam, sắc uống.

- Sưng vú nổi u cục: Lá bưởi 10 chiếc, vỏ bưởi xanh, bồ công anh mỗi loại 30 gam, sắc uống.

- Đau do sa nang: Hạt bưởi, tiểu hồi hương, hạt vải mỗi loại 15 gam, sắc uống.

- Mẩn ngứa do lạnh: Vỏ bưởi 50 gam đun nước ngâm, mỗi ngày vài lần.

- Nhức đầu: Lá bưởi, hành củ lượng bằng nhau, giã nát, đắp vào thái dương.



 

 










(st)

 

 


 



Comments