Tác dụng chữa bệnh của quả xoài

09:49 10/03/2014

(Giúp bạn)

Quả xoài vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng kiện tỳ, trị ho. Hạt vị ngọt, đắng, tính bình, giúp giảm đau, trị miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông, phòng ngừa ung thư đại tràng và bệnh do thiếu chất xơ.



Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh, chất saponin trong xoài có tác dụng khử đàm, trị ho và ngăn ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi khuẩn staphylococus, e. coli. Quả xoài chín rất giàu đường, acid folic, canxi, phosphor, sắt, beta caroten, vitamin B1, B2...

Các ứng dụng thực tế:

- Ho, đoản hơi, đàm nhiều: Xoài xanh 1 quả, bỏ hột, rồi ăn cả vỏ, ngày 3 lần.

Đầy bụng, ăn không tiêu: Xoài xanh một quả, ăn cả vỏ, ngày 2 lần.

Chảy máu chân răng: Xoài xanh 2 quả, dùng cả vỏ, mỗi ngày 1 lần.

Viêm tinh hoàn: Hạt xoài 15 g, hạt nhãn 15 g, cùng giã nhuyễn, thêm táo đỏ 5 quả, hoàng kỳ 15 g, sắc uống, mỗi ngày 2 lần.

Thủy thũng: Vỏ quả xoài 15 g, hạt xoài 30 g, sắc uống mỗi ngày 1 lần.

Say tàu xe: Nhai ăn xoài hay nấu nước uống.

Viêm họng mạn tính, khan tiếng: Xoài với lượng vừa, sắc nước uống thay trà, dùng nhiều lần.

Viêm da, chàm: Vỏ quả xoài 150 g, nấu nước rửa tại chỗ, ngày 3 lần.

- Làm đẹp da: Xoài chín 1/2 quả, chanh 1/2 quả, bưởi 1/2 quả, mật ong 1/2 muỗng nhỏ, sữa chua 1/2 ly, nước đá 1-2 lát, tất cả cho vào máy xay sinh tố rồi ăn. 


Theo y học cổ truyền, xoài có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, được dùng để chữa ho ra máu, chảy máu đường ruột, đau răng, rong kinh, trừ giun sán. Tất cả các loại xoài ở Việt Nam đều có thể dùng làm thuốc.

Sau đây là một số bài thuốc từ xoài:


- Ho ra máu: Vỏ trái xoài chín nấu thành cao lỏng, mỗi lần dùng 10 g hòa với 120 ml nước, cách 1-2 giờ uống 1 thìa cà phê.

- Chảy máu đường ruột hoặc tử cung: Lấy vỏ quả xoài cát chín nấu thành cao lỏng. Khi dùng, lấy 10 g cao hòa với 120 ml nước sôi, cách 3 giờ uống 2 thìa cà phê.

- Đau răng, lở loét chân răng: Vạt lấy một miếng vỏ cây xoài bằng 2 bàn tay, thái nhỏ, đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày ngậm (thỉnh thoảng súc cho thuốc thấm vào chân răng) 3 lần, mỗi lần 10 phút.

Hoặc: Vỏ cây xoài sao khô 3 phần, bồ kết sao khô 1 phần, quả na sao khô 1 phần. Tất cả tán mịn, trộn đều, rắc vào chỗ răng đau hoặc xát vào lợi.

- Thổ tả: Lá xoài 100 g (sao vàng), lá chanh 100 g, đổ 2 bát nước vào sắc còn 1 bát, sau đó cho vào 10 ml rượu bạc hà (hoặc thêm 50 g lá bạc hà vào nấu chung), uống nóng, từng hớp một.

- Rong kinh và khí hư: Vỏ quả xoài chín 30 g, sắc uống hằng ngày.

- Đi ngoài ra máu, lỵ mạn tính: Vỏ quả xoài chín 50 g, phơi khô, sắc uống hằng ngày.

- Trừ giun đũa: Nhân hạt xoài 20 g, hạt chanh 15 g, 2 thứ giã nát, đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào sáng sớm lúc còn đói, uống liền trong 2-3 ngày.

- Làm săn da: Lá xoài tươi 50 g, giã nát, đắp mặt trong 20 phút rồi rửa mặt thật sạch.

- Rửa vết thương: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun sôi 10 phút, dùng để rửa vết thương.

- Ho, viêm họng: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho sôi 15 phút, sau đó bắc xuống, dùng khăn trùm kín đầu để xông. Khi xông nhớ há miệng để đưa hơi vào cổ họng. Làm mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý:

- Thịt quả xoài có tác dụng lợi tiểu, chữa hoại huyết, nhưng nếu ăn nhiều sẽ nóng.

- Mủ xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.


Công dụng của quả Xoài trong làm đẹp và chữa bệnh

Quả xoài theo Đông y lúc chín có vị ngọt (có loại hơi chua), tính bình. Có sách nói ôn hoặc lương, nhưng ôn thì hợp lý hơn vì chứa nhiều đường ngọt, ăn nhiều sẽ bị "phát nhiệt", trẻ em bị rôm sảy.

Ăn ít nhuận tràng, ăn nhiều có thể tiêu chảy cũng do quá ngọt. Quả xanh chua chát gây táo bón nếu ăn nhiều. Cũng do tanin và xơ, ăn vào lúc đói nồng độ dịch vị cao sẽ tạo điều kiện gây vón làm tắc ruột.

Về tác dụng sinh lý. Quả xoài chín kích thích tiết nước bọt, chống khát khô họng, lợi tiểu chống phù thũng, nhuận tràng chống táo bón.


Theo y học hiện đại, xoài có thành phần hóa học như sau: 100g xoài chín cho 65 calo, 17g hydrat cacbon, 3.894 UI.vitamin A (78% nhu cầu hằng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg E (10%)... Đường của xoài là loại cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C.


Xoài có những tác dụng sau: Chất glucozit chống viêm, ung thư, diệt khuẩn. Xoài làm giảm cholesterol, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết.


Xoài là một thức ăn bổ não, rất tốt cho những người làm việc nhiều bằng trí óc, thi cử. Tuy nhiên không nên ăn xoài lúc đói qúa và sau bữa ăn no, đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất xoài nóng như hành, tỏi, ớt. Không nên ăn nhiều đối với cả hai loại xoài xanh và chín.


Cách ăn xoài chín an toàn là thái nhỏ, làm nhuyễn, không để cả lát to, không nhai dối, nuốt chửng (chú ý đối với trẻ em và người già răng yếu).


Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số công dụng phòng chữa bệnh từ xoài

Thịt quả xoài

- Chống khát khô giọng miệng, ho khản cổ, mất tiếng, viêm họng: Ăn uống xoài tươi hoặc lấy nước, ngậm xoài khô, mứt. Dùng tốt cho thầy cô giáo, ca sĩ...

- Chống say tàu xe, buồn nôn: Ăn sống hoặc nấu chín còn cứng giòn.

- Chữa ăn không tiêu, trẻ bị cam tích: Ăn xoài chín tươi vào các buổi tối.

- Chữa táo bón và đau dạ dày thừa toan: Ăn xoài chín.

- Chảy máu chân răng (thiếu vitamin C): Dùng quả xoài gần chín còn chứa nhiều vitamin C làm các dạng thích hợp. Hoặc ăn xoài chín, uống nước ép.

- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng: Ăn xoài chín thái nhỏ hoặc nghiền. Hoặc làm bột khô hòa nấu với sữa để được cung cấp vitamin A.

- Ho đờm nhiều do phế nhiệt: Ăn xoài chín tươi.

- Bồi bổ trí não, chữa suy nhược thần kinh: Ăn xoài tươi chín hằng ngày trước bữa ăn.

- Chữa bỏng nước sôi, bỏng lửa: Lấy phần thịt xoài chín cắt lát hoặc giã nhuyễn đắp có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, diệt khuẩn.

- Chữa các bệnh đường hô hấp. Dùng xoài xanh tươi hoặc khô nấu với thịt heo nạc. Có thêm 1 miếng trần bì (vỏ quýt lâu năm).

- Giải nhiệt, chống mỏi mệt mùa hè: Nấu canh chua xoài xanh với các loại cá đồng.

Vỏ quả xoài

- Cầm máu ở các trường hợp chảy máu:

Ho, nôn, đại tiểu tiện, rong kinh... Vỏ quả xoài chín khoảng 30g sắc nước uống. Hoặc nấu thành cao lỏng (1ml-1g) rồi lấy ra pha loãng để uống. Uống mỗi lần 1 thìa con (thìa cà phê 15ml). Uống cách nhau vài giờ.

- Viêm da, chàm: Vỏ quả xoài 150g, nấu lấy nước để rửa, bã đắp.

- Thủy thũng: Vỏ quả xoài 15g, nhân hột xoài 30g. Sắc uống ngày 1 lần. Chu ý nhân hạt xoài có độc gây say.

- Sâu răng: Lấy vỏ thân cây xoài sắc đặc chấm hoặc pha loãng ngậm phía răng sâu. có thể phối hợp với các vị khác.

Lá xoài

- Chữa cao huyết áp: Sắc nước lá xoài khô để uống. Hái để sau 1 ngày thì dùng được, thái nhỏ hãm nước sôi sau 1 giờ lọc lấy nước uống thay nước uống hàng ngày hoặc ngày 2 bát trong 3 ngày liền, nghỉ 1 ngày uống tiếp. Lá xoài có tác dụng an thần.


- Chữa đái tháo đường: Do lá xoài có chất anthxyanidin có tác dụng hạ đường huyết, phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.

- Hạt xoài trị giun sán: Nhân hạt xoài 20g, hạt chanh 15g, 2 thứ giã nát. Đổ 2 bát nước sắc còn một bát. Uống vào sáng sớm vừa ngủ dậy khi chưa ăn gì. Uống xong nằm nghỉ 1 lúc. Uống liền 3 buổi sáng. Chú ý hạt xoài có độc cần theo dõi trong thời gian dùng thuốc.


Ăn xoài có thể ngăn ngừa bệnh ung thư vú


Những nghiên cứu gần đây cho thấy ăn xoài có thể ngăn ngừa được sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư ruột kế

Từ lâu những loại trái cây cao cấp như việt quất hay lựu được đánh giá là có lợi cho sức khỏe nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, trong khi đó những quả xoài ngọt thơm đã không được liệt vào danh sách này.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy ăn xoài có thể ngăn ngừa được sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư ruột kết.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-xoai-1

Ảnh minh họa.

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu đời sống nông nghiệp Texas đã phát hiện rằng tuy chỉ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa thấp so với một số loại trái cây khác, nhưng khả năng hoạt động chống ung thư của xoài đã bù đắp lại phần thiếu hụt này.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chất polyphenol được chiết xuất từ xoài trên các loại ung thư ruột kết, vú, phổi, bạch cầu và tiền liệt tuyến.

Trong khi chất này chỉ có tác dụng nhỏ trên các bệnh ung thư phổi, bạch cầu và tiền liệt tuyến, thì lại đạt được hiệu quả cao nhất trên ung thư vú và ung thư ruột kết.

Các nhà nghiên cứu cho biết không phải tất cả các tuyến bảo vệ tế bào chịu ảnh hưởng với mức độ giống nhau đối với một chất chống ung thư, nhưng các tế bào gây ra ung thư vú và ruột kết đã bị chết. Các chất polyphenol của xoài đã có hiệu quả trên các tế bào này.

Xoài cũng chứa chất pectin, một chất có trong chế độ ăn kiêng, giúp hạn chế hình thành protein - chất đóng vai trò trong các giai đoạn phát triển ung thư.

Một nghiên cứu của Ấn Độ được tiến hành tại Trung tâm ung thư khu vực ở Thiruvananthapuram, bang Kerala cũng đã chứng minh được tác dụng của ăn xoài trong ngăn ngừa ung thư túi mật.

Từ lâu, các hệ thống y học cổ truyền của Ấn Độ như Unani và Ayurveda đã luôn dùng xoài để ngăn ngừa ung thư.

Theo bác sĩ Ramnivas Parasher ở Trung tâm Vedanta Ayurveda, trong Ayurveda, các thầy thuốc cho rằng lượng vata tăng dẫn đến đột biến trong phân chia tế bào, nguyên nhân gây nên ung thư.

Xoài đã được giới thiệu trong sách Charak Samhita như loại trái cây mà kiểm soát lượng vata và vì vậy giúp ngăn ngừa ung thư. Trái cây này cũng được dùng cho tất cả các rối loạn thoái hóa.

Bác sĩ Geetika Ahluwalia, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng tại Viện Tim Phổi Delhi cho biết hầu như mọi người đều nghĩ ăn xoài dẫn đến tăng cân do hàm lượng calo cao. Nhưng mỗi ngày ăn một quả xoài lại tốt cho sức khỏe bởi vì nó chứ đủ các loại vitamin, khoáng chất và sắt.

 

Tác dụng chữa bệnh của xoài


Theo y học cổ truyền, xoài có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, được dùng để chữa ho ra máu, chảy máu đường ruột, đau răng, rong kinh, trừ giun sán. Tất cả các loại xoài ở Việt Nam đều có thể dùng làm thuốc.

Sau đây là một số bài thuốc từ xoài:

Ho ra máu: Vỏ trái xoài chín nấu thành cao lỏng, mỗi lần dùng 10 g hòa với 120 ml nước, cách 1-2 giờ uống 1 thìa cà phê.

Chảy máu đường ruột hoặc tử cung: Lấy vỏ quả xoài cát chín nấu thành cao lỏng. Khi dùng, lấy 10 g cao hòa với 120 ml nước sôi, cách 3 giờ uống 2 thìa cà phê.

Đau răng, lở loét chân răng: Vạt lấy một miếng vỏ cây xoài bằng 2 bàn tay, thái nhỏ, đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày ngậm (thỉnh thoảng súc cho thuốc thấm vào chân răng) 3 lần, mỗi lần 10 phút.

Hoặc: Vỏ cây xoài sao khô 3 phần, bồ kết sao khô 1 phần, quả na sao khô 1 phần. Tất cả tán mịn, trộn đều, rắc vào chỗ răng đau hoặc xát vào lợi.

Thổ tả: Lá xoài 100 g (sao vàng), lá chanh 100 g, đổ 2 bát nước vào sắc còn 1 bát, sau đó cho vào 10 ml rượu bạc hà (hoặc thêm 50 g lá bạc hà vào nấu chung), uống nóng, từng hớp một.

Rong kinh và khí hư: Vỏ quả xoài chín 30 g, sắc uống hằng ngày.

- Đi ngoài ra máu, lỵ mạn tính: Vỏ quả xoài chín 50 g, phơi khô, sắc uống hằng ngày.

Trừ giun đũa: Nhân hạt xoài 20 g, hạt chanh 15 g, 2 thứ giã nát, đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào sáng sớm lúc còn đói, uống liền trong 2-3 ngày.

Làm săn da: Lá xoài tươi 50 g, giã nát, đắp mặt trong 20 phút rồi rửa mặt thật sạch.

Rửa vết thương: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun sôi 10 phút, dùng để rửa vết thương.

- Ho, viêm họng: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho sôi 15 phút, sau đó bắc xuống, dùng khăn trùm kín đầu để xông. Khi xông nhớ há miệng để đưa hơi vào cổ họng. Làm mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý:

- Thịt quả xoài có tác dụng lợi tiểu, chữa hoại huyết, nhưng nếu ăn nhiều sẽ nóng.

- Mủ xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống


 

 

Công dụng của xoài


 Quả xoài là một thứ quả ngon có giá trị lớn so với nhiều quả khác. Cách thưởng thức thú vị là thái xoài thành từng miếng mỏng ngâm trong rượu vang và đường, thêm ít quế cho thơm. Tuy nhiên, xoài không chỉ là nguồn cung cấp Vitamin C hiệu quả…

 

 

Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê.

 

 

Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.

 

 

Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị.

 

 

Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên. Đây là công thức của người Philipin

 

 

Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Tại miền Bắc Việt Nam, vỏ được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng.

 

 

 

 

Nhựa vỏ cây xoài: có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hoà vào nước chanh dùng bôi trị ghẻ lở.

 

 

Lá xoài: được dùng tại một số vùng ở Ấn Độ để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ chất độc cho nên nếu trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò.

Ăn xoài thường xuyên là cách để bạn giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh đáng sợ như ung thư, tiểu đường, bệnh tim…

Xoài là loại trái cây phổ biến nhất thế giới vì hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Một cốc xoái có thể cung cấp 25% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, 2/3 vitamin A và một lượng lớn vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho, kali và magiê.

1. Ngăn chặn ung thư

Các hợp chất phenolic được tìm thấy trong xoài như quercetin, isoquercitrin, astragalin, fisetin và methylgallat đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư. Xoài cũng là loại trái cây có hàm lượng pectin cao. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, pectin có tác dụng giúp cơ thể chống lại ung thư đường tiêu hóa.

2. Hỗ trợ tiêu hóa

Xoài là loại trái cây rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa. Trong xoài có chứa các enzyme giúp phá vỡ protein, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thụ vào cơ thể, chất xơ có trong xoài cũng giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc.


10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của trái xoài - 1



Chất xơ có trong xoài cũng giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc

3. Ngăn ngừa bệnh tim

Xoài là loại trái cây tuyệt vời cung cấp vitamin A, E và selen cho cơ thể và giúp chống lại bệnh tim. Xoài cũng rất giàu vitamin B6, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim bằng cách giảm mức độ homocysteine. Homocysteine ​​là một axit amin trong máu gây tổn thương mạch máu.

4. Giảm LDL cholesterol

Hàm lương pectin và vitamin C cao có trong xoài giúp làm giảm mức LDL cholesterol trong cơ thể, đặc biệt là LDL cholesterol xấu.

5. Làm giảm huyết áp

Xoài có hàm lượng kali cao, vì vậy mà nó có thể điều chỉnh huyết áp. Do đó, ăn xoài thường xuyên là cách để bạn giảm huyết áp mà không phải lo lắng đến tác dụng phụ.

6. Cải thiện trí nhớ

Xoài có chứa axit glutamine, một loại chất được biết đến với tác dụng cải thiện trí nhớ và giữ cho các tế bào não hoạt động. Ăn xoài thường xuyên là cách để chiến đấu với căn bệnh giảm trí nhớ khi có tuổi.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Lá xoài có tác dụng làm bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Đun sôi lá xoài trong nước khoảng 15 phút, để nó qua đêm và uống nước này vào sáng hôm sau. Điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu.

8. Tăng cường sức khỏe của đôi mắt

Xoài có nhiều nhiều vitamin A, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường sức khỏe của đôi mắt và bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác


10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của trái xoài - 2



Tăng cường sức khỏe đôi mắt bằng xoài

9. Mang lại nhiều lợi ích cho làn da

Xoài là loại trái cây tốt cho làn da, bởi chúng có hàm lượng vitamin A cao. Chúng kích thích quá trình tuần hoàn máu ở màng nhầy và da, từ đó làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, một hiện tượng khiến làn da bị tổn hại.

10. Xử lý tình trạng thiếu máu

Xoài có nhiều chất sắt, vì vậy mà chúng có thể giúp cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có trong xoài giúp tăng cường hấp thụ sắt. Vì vậy mà xoài là loại trái rất có lợi đối với phụ nữ mang thai và những người bị thiếu máu.


Những công dụng của trái xoài


tac-dung-chua-benh-cua-qua-xoai-4Xoài có chứa phenol chẳng hạn như quercetin, isoquercitrin, astragalin, fisetin, axít galic, methylgallat và enzim có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư. Món xoài và ổi xanh khi ăn với muối tôm thì tuyệt

Ngoài ra xoài còn có rất nhiều công dụng khác:

1. Ngăn ngừa bệnh ung thư


Ngoài ra, xoài còn chứa rất nhiều chất xơ hòa tan trong nước được biết đến như là pectin. Các nhà khoa học cho rằng việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư về đường tiêu hóa. Khoảng 165g xoài sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta tới 75% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày. Xoài cũng cung cấp một lượng chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các tế bào không bị các gốc tự do hủy hoại, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư.

2. Tốt cho mắt

Một dĩa xoài có thể cung cấp khoảng 25 % lượng vitamin A cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Như chúng ta đã biết, vitamin A có tác dụng giúp sáng mắt, do đó việc ăn xoài thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà, các tật khúc xạ ở mắt, khô mắt và viêm giác mạc.

3. Giúp tiêu hóa tốt

Xoài chứa các enzim bẻ gãy các protein hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, xoài còn chống lại nồng độ axít và làm xoa dịu bao tử. Vì lượng chất xơ có trong xoài rất cao nên nó có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh táo bón.

4. Tốt cho làn da

Các chất có trong xoài có khả năng làm se khít lỗ chân lông trên da một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là xoài có ích trong việc ngăn ngừa mụn. Bạn chỉ cần dùng thịt trái xoài chà xát lên da mặt khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Ăn xoài thường xuyên sẽ làm cho da bạn luôn mềm mại và mịn màng.

5. Điều trị bệnh tiểu đường

Lá xoài có tác dụng cân bằng lượng insulin trong máu. Hãy luộc vài lá xoài rồi để qua đêm để tinh chất của lá xoài hòa tan vào nước. Uống nước này vào sáng hôm sau để điều trị bệnh tiểu đường ngay tại nhà. Chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.

6. Tốt hơn trong vấn đề sinh lý

Lượng vitamin E dồi dào có trong xoài sẽ giúp điều hòa lượng hormone tình dục trong cơ thể và nâng cao khả năng sinh sản

7. Có lợi cho người thiếu máu

Trái xoài rất có lợi đối với phụ nữ mang thai và những người thiếu máu vì nó chứa nhiều chất sắt. Đồng thời lượng vitamin C có trong xoài sẽ làm cân bằng sự hấp thụ chất sắt từ các loại thực phẩm khác chẳng hạn như gạo. Nhìn chung, những phụ nữ sau khi mãn kinh sẽ trở nên yếu ớt, hay mệt mỏi, chính vì thế mà họ nên ăn xoài cũng như các loại trái cây khác chứa nhiều chất sắt để bổ máu.

8. Tăng cường trí nhớ

Trái xoài rất có ích đối với trẻ em thiếu tập trung trong học tập vì nó chứa axít glutamine- rất tốt trong việc tăng cường trí nhớ và giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt.

9. Phòng tránh bệnh nhiệt đột quỵ

Trái xoài sống là nguồn thực phẩm dồi dào chất pectin. Khi xoài được hấp rồi ép lấy nước cốt kết hợp với hạt thì là, muối hột và đường sẽ là bài thuốc hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhiệt đột quỵ và chứng kiệt sức do nhiệt trong mùa hè.

10. Giúp tăng cân


Xoài là thực phẩm rất tốt đối với những bạn muốn tăng cân. Khoảng 100g thịt xoài chín sẽ cung cấp 75 calo cho cơ thể. Xoài sống cũng chứa tinh bột chuyển hóa thành đường như xoài chín, do đó khi kết hợp xoài sống hoặc chín với sữa (giàu protein) sẽ rất hữu ích trong việc tăng cân.

Xoài là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể. Bạn nên ăn xoài thường xuyên để thu được nhiều lợi ích của xoài đối với sức khỏe.


Tác dụng chữa bệnh của Xoài

tac-dung-chua-benh-cua-qua-xoai-5

 

 

Người miền Nam đọc âm gần như xài, đồng nghĩa với tiêu xài, tiêu dùng... Ngày tết người ta thường chưng để mong có đủ tiền tiêu xài dài dài trong năm...

 

Tên khoa học là Mangifera indica L.

Trong 100g phần ăn được của xoài chín có chứa các chất dinh dưỡng (FAO, 1976): Nước 86,5g; glucid 15,9g; protein 0,6g; lipid 0,3g; tro 0,6g; các chất khoáng: Ca 10mg, P 15mg, Fe 0,3mg; các vitamin: A 1880 mcg, B1 0,06mg, C 36mg.


 

Theo Đông y, quả xoài chín có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng ích dạ dày, tiêu tích trệ, làm hệt nôn mửa, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận phế, tiêu đàm. 

Lá xoài: chứa chất tanin và một hợp chất flavonoid là mangiferin. Tác dụng hành khí, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu tích trệ. Dùng chữa bệnh đường hô hấp trên: Ho, viêm phế quản cấp và mãn tính; chữa phù thũng. Dùng ngoài chữa viêm da ngứa da. Có thể lấy lá nấu nước để rửa hoặc xông. Lưu ý: Lá xoài có độc, thận trọng khi dùng. Không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Thịt quả xoài chín: Thái lát mỏng hoặc giã nhuyễn, đắp chống bỏng, bảo vệ da chống lại sự tấn công của ánh nắng.

Vỏ quả xoài chín: Có tác dụng chữa ho ra máu, cầm máu ở tử cung, chảy máu ruột. Thường dùng dưới dạng cao lỏng. Cho 10g cao lỏng vỏ quả xoài vào 120ml nước rồi uống, cách 1 - 2 giờ một muỗng cà phê.

Hạt xoài: Phơi khô, bỏ nhân, đem sao sơ, tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 5g với nước sôi để nguội.

Hạch của quả xoài (Nhân xoài): Chứa nhiều tinh bột, dầu, tanin, acid galic tự do, có vị đắng chát. Tác dụng làm hết ho, mạnh dạ dày, trợ tiêu hóa. Dùng chữa ho, kiết lỵ, tiêu chảy, trừ giun sán.

Vỏ thân cây xoài: Chứa tanin và mangiferin 3%. Tác dụng làm se niêm mạc, thu liễm, sát trùng. Dùng chữa ho, đau sưng cổ họng, đau sưng cổ họng, đau răng. Vỏ tươi 50 - 60g (Khô 20 - 30g) rửa sạch, sắc đặc, hòa với ít rượu hoặc muối. Ngày ngậm 4 - 5 lần, ngậm khoảng 10 phút, súc miệng rồi nhổ bỏ. Ngậm sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Người bị bệnh dạ dày, nếu là bệnh do có nhiều chất kiềm, thì không nên ăn xoài: Vì ăn xoài có thể cảm thấy khó chịu, thậm chí là no hơi và đau bụng. Trái lại, đối với người có dạ dày chứa nhiều chất chua, ăn xoài chín muồi sẽ cảm thấy bao tử rất dễ chịu.

Khi bị ho do phổi bị táo nhiệt, ăn xoài có thể hóa đàm nhuận phổi, giảm bớt ho. Trái lại, nếu ho do phổi bị lạnh, bao tử bị lạnh và khó tiêu, thì không nên ăn xoài.

Riêng những người bình nhật có bệnh phong thấp, hoặc da bị dị ứng, nội tạng bị lở loét, bị ung thư, đều không nên dùng xoài. Vì ăn xoài bệnh sẽ nặng thêm.

Vào mùa hè, do đổ mồ hôi nhiều, miệng khô khát nước, nhất là sau khi làm việc dưới trời nắng hoặc đi du ngoạn  ngoài trởi, cả người nóng ran, tứ chi mệt mỏi, nên ăn một trái xoài, sẽ hết khát nước, sinh nước miếng và giảm mỏi mệt.

Trong dân gian, có thói quen dùng xoài xanh nấu với thịt heo nạc, ăn để chữa bệnh phổi. Cách nấu như thế này: Khi xoài chưa chín, hái xuống phơi khô để dành. Mỗi lần dùng từ hai đến ba quả xoài khô, cắt đôi, phối hợp với vài lạng thịt heo nạc, cho thêm Trần bì để nấu canh. Phải nấu 3 - 4 giờ liền trên lửa nhỏ. Cách trị liệu dân gian này có hiệu quả khá tốt. Vì có thể do hạt xoài và vỏ xoài đều có công dụng trợ tiêu hóa, làm thông phổi tan đàm, nên sau khi bệnh nhân dùng canh thì khát đàm dễ dàng hơn, gián tiếp hỗ trợ cho việc trị liệu bệnh phổi.

Hạt xoài có công dụng hóa giải chất dầu mỡ và đề phòng sự khó tiêu. Cho nên đối với Trung y, khi gặp bệnh khó tiêu vì ăn nhiều dầu mỡ, thường dùng hạt xoài vào toa thuốc trị liệu với liều lượng nặng. Về mặt dược tính, tuy hạt xoài có tính chất bình đạm, nhưng sức hóa giải dầu mỡ của nó đáng tin cậy, lại rất an toàn.

Người bị cảm sốt, ho

Comments