Tác dụng chữa bệnh của lá ngải cứu
(Giúp bạn)
Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh.
Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây và lá ngải cứu:
Làm thuốc điều kinh
Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hâm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Giúp an thai
Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
Sơ cứu vết thương
Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.
Trị mụn, mẩn ngứa
Ngải cứu có tác dụng trị mụn, mẩn ngứa. (Ảnh minh họa)
Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.
Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt
Lấy 300gr ngảic cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Lưu thông máu lên não
Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn.
Suy nhược cơ thể, kém ăn
Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
Trứng rán ngải cứu món ăn thơm ngon bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)
Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.
Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…
Tên khoa học Artemisia Vulgaris. Còn có tên gọi khác là ngải cứu, ngải nhung, thanh diệp hành. Thuốc cứu thuộc loại hoa kiểng hoang, khi phát hiện có công hiệu y dược, các nhà bào chế thuốc bắt đầu trồng thuốc cứu ở vườn nhà, vườn thuốc
Đi lỵ ra máu, thân nhiệt nóng, viêm xoang mũi, chảy máu cam, phụ nữ bị sản hậu, băng huyết:
Dùng 200gr lá thuốc cứu sao vàng, nấu trong 250ml nước còn 100ml. Chia làm 2 phần, uống trong ngày. Có thể tán nhuyễn, hãm 50ml nước sôi với 10gr thuốc cứu bột, uống mỗi lúc khát, liên tục 2 ngày.
Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương chân tay, các đốt xương cột sống, đau đầu hoa mắt, ghẻ lở do nghiện rượu, ngộ độc rượu lạ:
Dùng 300gr thuốc cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Liên tục 1-2 tuần.
Cơ thể suy nhược, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn:
Dùng 250gr thuốc cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
Thời tiết thay đổi, cảm cúm, ho, đau cổ họng, nhức hai bên thái dương, dây thần kinh cổ, gáy:
300gr thuốc cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhắc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục 3-5 ngày.
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L, là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh, nhất là các bệnh của phụ nữ. Từ lâu trong dân gian đã biết tới ngải cứu như một phương thuốc chữa bằng cách dùng lá giả ngỏ, vắt lấy nước (hòa thêm với đường hoặc muối tùy theo sở thích của từng người). Uống nóng hay nguội tùy theo thời tiết, có thể chữa được những cơn cảm cúm, sỗ mũi, nhức đầu thông thường.
Chữa đau lưng. Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Trị rong kinh băng kinh do huyết ngưng, khí trệ. Cỏ nhọ nồi sao đen 20g, trạch lan sao 20g, ngải cứu sao đen 16g, nghệ đen sao dấm 20g, củ gấu chế 20g, tô mộc 16g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền tới khi hết các triệu chứng.
Làm thuốc điều kinh. Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
Trị mụn trứng cá. Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.
Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ. Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.
Chữa vô sinh do tử cung hư hàn. Ngải cứu 15g, hương phụ 15g, đương quy 15g, tục đọan 15g, ngô thù du 12g, xuyên khung 12g, hoàng kỳ 15g, sinh địa 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 7 ngày.
Hoạt huyết tiêu ứ, chữa kinh bế do huyết ngưng. Củ gấu 20g, ích mẫu 20g, ngải cứu 16g, trạch lan 20g, nghệ đen 20g, cỏ roi ngựa 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền từ 3 – 5 ngày.
Chữa thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng với các triệu chứng. Đau bả vai, cánh tay tê buốt, đau vùng thắt lưng khi ngồi, khi nằm cũng đau. Khi đi lại đau xuống hông, xuống mặt sau đùi và cẳng chân: ngải cứu 50g, cây xương rồng gai 50g, lá lốt 50g, tía tô 50g, lá cúc tần 50g. Tất cả các vị trên thái nhỏ (xương rồng phải bỏ gai), sao nóng cùng rượu và giấm ăn, sau đó bọc thuốc đã sao nóng vào túi vải đem chườm vào chỗ đau. Ngày chườm từ 3 – 5 lần. Nếu mới đau chỉ một tuần là khỏi. Nếu đau do bệnh đã mạn tính thì thời gian điều trị phải kéo dài hơn. Khi nào hết các triệu chứng đau thì thôi.
Một số bài thuốc với phụ nữ có thai
Giúp an thai. Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai.
Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú. Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.
Phụ nữ có thai đau bụng, động thai. Bạch truật 16g, cành tía tô 12g, sa nhân 8g, mộc hương 12g, củ gai 20g, ngải cứu 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống tới khi hết các triệu chứng.
Phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, dọa sảy thai. Thục địa 20g, bạch thược 20g, a giao 20g, ngải cứu 15g, bạch truật 15g, hoàng cầm 15g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 15g, đại táo 3 quả, sa nhân 12g, gừng tươi 3 lát. Các vị thuốc trên sắc cùng 500ml nước, sắc còn 100ml, ngày uống 1 thang, uống liền 3 – 5 ngày.
Với con người, tắm không chỉ làm sạch bản thân mà còn giúp làm thanh lọc cơ thể và trong nhiều trường hợp việc sử dụng nước kết hợp với các loại dược thảo còn là những liệu pháp chữa nhiều căn bệnh rất hiệu quả. Tại các spa, nhiều liệu pháp tắm thư giãn đã được nâng lên tầm nghệ thuật tinh tế, giúp cho con người hòa mình vào thiên nhiên, cảm giác êm dịu và nhẹ nhàng, xóa tan đi bầu không khí mệt mỏi của cuộc sống ồn ào náo nhiệt chốn thị thành.
Trong số hàng ngàn liệu pháp tắm thảo mộc hiện diện tại nhiều nền văn hóa khắp nơi trên thế giới, trong phạm vi bài viết này tôi xin mạn phép trình bày liệu pháp tắm và xông hơi (sauna) với lá ngải cứu theo phong cách Hàn Quốc và rất được chị em phụ nữ xứ sở kim chi yêu chuộng. Tuy là chuyện ở xứ người nhưng tôi sẽ đem đến cho quý vị những liệu pháp tắm chữa bệnh bằng lá ngải cứu phù hợp với hoàn cảnh và con người Việt Nam.
Lá ngải cứu trong văn hóa của người Hàn
Người Hàn rất thích xông hơi. Có nhiều loại thảo mộc và hương liệu đi kèm để tắm nhưng có lẽ lá ngải cứu là được lựa chọn số một. Những luồng hơi nóng có mùi hăng hăng bốc lên nghi ngút từ trong một cái nồi đang sôi sùng sục trên bếp. Trong cái nồi đó người ta cho lá ngải cứu và ngải tây hòa quyện chung với các loại dược thảo khác, hơi nước lá thuốc từ dưới nồi bốc lên nghi ngút. Mặc dù hơi nóng nhưng vẻ mặt người phụ nữ tĩnh tại như quên đi mọi thứ xung quanh, đây là một liệu pháp chữa bệnh đã lưu truyền suốt hàng trăm năm trên xứ sở Hàn Quốc. Hầu như phụ nữ Hàn ai cũng tỏ ra cuồng nhiệt với liệu pháp xông hơi này, các quý cô nói rằng xông hơi bằng lá ngải cứu giúp cho họ giảm được chứng trầm cảm, sự phiền muộn trong cuộc sống...
Phụ nữ thường xuyên tắm bằng lá ngải cứu thì da thịt sẽ hồng hào, thơm mát, da mềm mịn và hạn chế chứng chai sần, đồng thời hơi thuốc của lá sẽ di chuyển vào mũi, lan truyền trong toàn bộ cơ thể của người tắm, trục xuất khí độc ứ đọng trong cơ thể lâu ngày và giúp lưu thông máu huyết.
Ở nhà tôi (tại Việt Nam), lúc sinh ra các em sau này, mẹ tôi cũng hay tắm bằng lá ngải cứu do cha tôi đích thân nấu, bà tắm thường xuyên ngày một lần, mỗi lần khoảng 30 phút, xông hơi cho đến khi nước trong nồi nguội đi thì lấy nước này để tắm. Mẹ tôi cũng lấy lá ngải cứu tắm cho các em sau khi đầy tháng. Mẹ nói làm thế để ngừa rôm sẩy và mụn nhọt, kết quả là tôi và các em hiếm khi bị các bệnh ngoài da.
Công dụng chữa bệnh của lá ngải cứu và ngải tây
Như trên đã đề cập thì 2 loại thảo mộc không thể thiếu trong văn hóa xông tắm thuốc thảo mộc của người Hàn là lá ngải cứu và lá ngải tây. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc dùng lá ngải cứu phối hợp với các loại lá như kinh giới, lá bạc hà và các hương liệu khác vẫn cho kết quả không thua kém là bao. Lá ngải cứu (Artemisia vulgaris) đã được sử dụng làm thuốc ở các nền văn hóa phương Đông trong suốt hàng ngàn năm, chủ yếu là làm cân bằng các kích thích tố ở nữ giới. Theo các tạp chí thảo mộc và y học cổ truyền thì thành phần của lá ngải cứu còn chứa các thành phần chất kháng sinh thiên nhiên cũng như các tác nhân chống nấm ký sinh. Cây ngải tây (Artemisia herba), có tính năng thanh nhiệt, làm mát, là một loại dược thảo cũng rất phổ biến ở phương Đông. Trong lịch sử, nhiều phụ nữ đã sử dụng nó để làm ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung, sốt, làm tiêu giảm các vết loét, táo bón, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, chàm và các chứng bệnh nhiễm ký sinh trùng.
Ngâm, tắm bằng lá ngải cứu
Để có một liệu pháp tắm bằng lá ngải cứu đạt hiệu quả cao, các spa tại Hàn Quốc thường chuẩn bị những cái bồn bằng gỗ. Bồn to hay nhỏ, rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách đi lẻ hoặc khách đi theo nhóm bạn. Người ta đun nước cho nóng đến một mức độ vừa phải, sau đó để nguội, nhiệt độ nước ngâm tắm tùy theo yêu cầu của khách, nhưng thường dao động từ 30 đến 45 độ C. Nguyên liệu tắm là lá ngải cứu, lá được sử dụng không quá non cũng không quá già. Lá được rửa sạch và để ráo nước, phơi trong mát cho hơi héo. Sau khi lá héo rồi, phân theo liều lượng hợp lý rồi bỏ vào trong các túi lọc (như dạng trà túi lọc), mỗi túi khoảng 100 gram. Mỗi lần sử dụng, cho nước vào bồn, thường là nửa bồn hoặc nước lên ngực. Rồi cho vào bồn từ 2 đến 3 túi lá ngải cứu, thêm một chút muối bột (lượng vừa phải) khuấy đều.
Ngâm lá vào bồn nước ấm trong khoảng 10 phút rồi mới bắt đầu ngâm tắm. Trong lúc ngâm, cầm tay chà xát túi lá lên toàn thân. Phụ nữ Hàn Quốc cho hay rằng bài thuốc tắm đơn giản này giúp điều trị chứng da rôm sẩy, giúp an thần, xua tan sự mệt mỏi, phục hồi năng lượng đã mất. Thường tắm vào buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Nguyên liệu dùng để xông hơi khô là lá ngải cứu nhưng phải là thứ lá khô, khô càng nhiều ngày càng tốt. Khi vào phòng xông hơi, bạn đặt các bó lá ngải cứu khô lên đá nóng trong phòng xông hơi. Muốn cho lá phát huy tác dụng, bạn có thể ngâm lá ngải cứu với một chút rượu trắng khoảng 10 phút trước khi đem phơi khô. Hơi nóng từ đá sẽ làm cháy dần dần lá ngải cứu, lúc này tinh chất thuốc của lá sẽ toát ra ngoài, bay tràn ngập phòng xông hơi. Nếu thấy quá nóng, bạn có thể trùm khăn lên đầu, để cho tóc không bị khô. Bí quyết để xông hơi tốt nhất bằng lá ngải cứu là bạn phải hả miệng, hít thở tinh dầu lá thuốc bằng mũi và miệng rồi lại thở ra nhẹ nhàng. Thời gian xông hơi khô phụ thuộc vào thời gian đốt cháy của lá ngải cứu. Theo phụ nữ Hàn Quốc, bài thuốc xông này rất tốt cho những người yếu nhược hoặc lao động quá nặng nhọc, vất vả. Nó có tác dụng hoạt huyết, lưu thông tinh chất, thư giãn cơ thể tối đa, bạn sẽ có một cảm giác thoải mái sau khi rời khỏi phòng xông hơi khô.
Chuẩn bị một cái chậu bằng đất nung, trong chậu để lót sẵn lá ngải cứu tươi và lá trà xanh, hai thứ lá này có thể vò nát, hòa chung với một chút xíu muối và một ít mật ong để dậy mùi thơm của lá thuốc. Nước đun thật sôi được rót nhẹ vào trong chậu. Chị em phụ nữ xông theo kiểu này (thực hiện trong phòng kín), hơi nóng từ nước lá thuốc sẽ bốc ngùn ngụt, với những chị em lần đầu làm kiểu này hơi có cảm giác nóng rát, khó chịu một chút nhưng một khi đã làm quen thì sẽ có cảm giác dễ chịu. Xông đến khi nước trong chậu đất nguội lạnh đi, thì lấy thứ nước thuốc lá để gội đầu. Bài thuốc này được chị em phụ nữ xứ Hàn tiết lộ rằng nó có khả năng điều trị chứng bệnh rối loạn kinh nguyệt thất thường cũng như dùng để điều trị căn bệnh viêm bàng quang.
Dù xứ Hàn lạnh lẽo hay xứ Việt Nam nóng ẩm thì với liệu pháp xông, tắm bằng lá ngải cứu vừa đơn giản vừa tiện lợi lại ít tốn kém, thiết nghĩ chị em phụ nữ ta có thể vận dụng để chữa trị các chứng bệnh cho bản thân.
Được công nhận là loại thảo dược trị bệnh tốt, từ lâu ngải cứu đã được y học cổ truyền tin dùng như một vị thuốc chữa rất nhiều bệnh. Không chỉ thế, gần đây người ta còn biết rằng lá ngải cứu còn có thể giúp chị em làm đẹp.
Ngải cứu còn được gọi với cái tên khác là “ngải diệp”. Đây là loại thảo dược có màu xanh đậm, lá hình răng cưa, vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết trừ hàn thấp, an thai, cầm máu. Đối với những người phụ nữ sau khi sinh con thì ngải cứu còn có thể được chế biến làm thức ăn bồi bổ sức khỏe.
Bên cạnh những tác dụng chính ở trên, lá ngải cứu còn được sử dụng để giúp chị em giữ gìn nhan sắc. Da của bạn có những vết chàm, những mụn nhỏ làm bạn thấy mất tự tin khi đứng trước đám đông...? Đừng lo lắng, bởi chỉ cần ra chợ mua vài mớ ngải cứu về và với thao tác đơn giản là bạn có thể tự “điều trị” làn da của mình được rồi.
Ngải cứu có thể dùng để đắp ngoài hoặc sắc lấy nước uống. Nếu “ngại” vị đắng của ngải cứu, bạn hãy dùng lá ngải cứu đem đun sôi cho nhừ và dùng vải mỏng lọc lấy nước, thoa nước này lên mặt mỗi tối khi đã rửa sạch mặt. Bạn nên nhớ là chỉ nên đắp vào những vùng da xấu thôi nhé, vì nếu sử dụng không đúng cách, ngải cứu có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng tới làn da của bạn.
Với những ai có thể “chiều” được vị đắng của ngải diệp thì có thể đun thành nước và chắt uống. Nếu bạn quá bận rộn và không phải lúc nào cũng có thời gian ra chợ để mua lá ngải cứu về đun thì hãy sao khô thật nhiều lá một lúc và bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn hãy pha như pha chè vậy. Nhưng cũng không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống một lượng nhỏ mỗi ngày để làm đẹp da.
Trong lá ngải cứu có chứa những chất giúp phân giải chất béo rất tốt. Đặc biệt với những bạn gái có làn da nhờn dầu thì loại lá này còn giúp làm sạch các chất bẩn bám trên da, giữ ấm giúp da luôn ẩm và mịn màng.
Bạn thấy không? Mọi thứ cỏ cây xung quanh ta đôi khi lại có tác dụng rất tốt. Chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra mà thôi. Hãy sử dụng ngải cứu đúng cách để có làn da sáng đẹp tự nhiên nhé!
(st)