Tác dụng chữa bệnh của quả cam

10:06 10/03/2014

(Giúp bạn)

Theo y học cổ truyền, cam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống co giật, lợi tiểu, nhuận phế, trừ ho, sinh tân dịch, thông đại tiện, làm da mịn màng, tươi tắn. Nó được dùng để chữa một số bệnh như bí tiểu, khó sinh, ho…

tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-1

Sau đây là một số bài thuốc từ quả cam:

- Chữa táo bón: Vỏ cam 250 g, cho 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày.

- Chữa ho có đờm, giã rượu: Vỏ cam 250 g (thái nhỏ, sao vàng), muối nửa thìa cà phê, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày.

- Chữa chứng phù thũng ở sản phụ: Vỏ cam phơi khô, tán bột, mỗi lần uống một thìa cà phê bột này với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3-5 ngày.

- Chữa bí tiểu hoặc khó sinh: Trái cam non phơi khô, đốt cháy sơ, tán bột. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột nói trên với 30 ml rượu nếp, ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày.

- Chữa đầy hơi, khó tiêu: Vỏ cam 250 g thái nhỏ, lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái.

- Hỗ trợ trong việc chữa sốt xuất huyết: Nước ép quả cam, uống mỗi ngày 3 lần mỗi lần 1 quả 250 g.

- Chữa chứng ăn không ngon miệng: Vỏ cam 250 g, gừng già 50 g, tất cả phơi khô, tán bột, trộn đều và uống ngày 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, liên tục trong 3-5 ngày.

Chú ý khi dùng cam

- Người có cơ thể hàn (sợ nước sợ lạnh, rêu lưỡi trắng), thận khí yếu, yếu sinh lý không nên ăn cam nhiều.

- Không dùng cam chua lâu ngày vì không thích hợp cho dạ dày và ruột.

- Vì cam có tỷ lệ đường thấp nên bệnh nhân tiểu đường thỉnh thoảng vẫn có thể dùng được.

- Nên dùng cam vào buổi sáng và vào lúc bụng đói.

- Nên dùng cam sành vì nó bổ dưỡng nhất trong các loại cam.

Quả cam là thực phẩm được sử dụng phổ biến tại các bữa ăn của chúng ta. Nhưng tác dụng nó thì chưa ai được biết về nó.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-2



Vỏ cam còn rất tốt cho làn da. Chất xơ trong cam rất tốt cho hệ tiêu hóa; giúp giảm táo bón; giảm cholesterol; giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cam cũng rất giàu can xi, qua đó giúp củng cố xương và răng. Vitamin C trong cam giúp kích thích việc sản sinh của các tế bào trong cơ thể, do đó cải thiện hệ miễn dịch.

Ăn cam thường xuyên sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi mắc các bệnh truyền nhiễm do virus; giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Nếu bạn muốn tránh lượng calo dư thừa, hãy thêm cam vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng được dẫn lại trên báo The Times of India. Giàu chất betacarotene, cam có thể bảo vệ tế bào.


Không chỉ bổ dưỡng, cam còn có nhiều công dụng kỳ diệu khác nếu biết sử dụng nó đúng cách và đúng mục đích

 tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-3

 

1. Tăng cường thể lực: Nước cam pha muối

 

Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.

 

Lưu ý: Ngay sau khi ép lấy nước hoặc đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay, tránh lượng vitamin C sẽ bị bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường. Thời gian sau chế biến không nên quá 30 phút.

 

2. Tẩy trang, làm sạch da: Nước cam ép

 

Cách làm: Dùng khăn sạch thấm và thoa trực tiếp nước ép cam lên mặt khoảng 5-10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

 

Công dụng: Cách làm này vừa có tác dụng tẩy trang hiệu quả, vừa “đánh bật” lượng dầu, vi khuẩn, vết bẩn trên da, làm sạch da từ bên ngoài và bên trong. Ngay cả đối với da mẫn cảm, dùng cam làm mặt nạ để tẩy trang và làm sạch mặt vẫn có thể an tâm.

 

Lưu ý: Ngay sau khi thoa nước ép lên mặt, không nên đi ra nắng, tránh phản ứng với các tia tử ngoại làm mất tác dụng.

 

3. Làm săn chắc da mặt: Mặt nạ từ hạt (hột) cam

 

Cách làm: Hạt cam phơi khô rồi xay thành bột mịn. Hòa tan hỗn hợp gồm bột đã xay nhuyễn và nước cất (hoặc nước tinh khiết), sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt khoảng 5-10 phút. Rửa lại mặt bằng nước sạch. Mỗi tuần đắp mặt nạ 1-2 lần.

 

Công dụng: Nâng cao sức đề kháng cho các mao mạch trên da, giúp da thêm săn chắc, khỏe mạnh.

 

Lưu ý: Đối với làn da nhạy cảm, nên thử bôi hỗn hợp trên vùng tai trước khi bôi lên mặt để quan sát phản ứng. Nếu thấy bị dị ứng hoặc ngứa ngáy, không nên sử dụng.

 

4. Trị bệnh phong thấp: Bột hạt cam

 

Cách làm: Cho hạt cam vào nồi rang khô. Tránh rang ở nhiệt độ quá cao gây cháy đen hạt rồi xay nhuyễn thành bột. Hòa vào nước lọc, mỗi lần từ 3-5g, uống sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng lâu dài có tác dụng trị phong thấp hiệu quả.

5. Tăng cường hệ miễn dịch: Sa-lát cam

Khi làm sa-lát, cho thêm một vài múi cam sẽ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Đặc biệt là bổ sung chất xơ, có lợi cho tiêu hóa.

 

Lưu ý: Những người hút thuốc nên ăn nhiều cam, những bệnh nhân mắc viêm ruột, viêm túi mật nên thận trọng khi ăn cam.

 

6. Tẩy da chết,  tăng độ láng mịn cho da: Mát-xa bằng vỏ cam

 

Cách làm: Cắt vỏ cam thành những miếng mỏng, nhỏ. Sau đó cho vào tấm vải mỏng, lăn đều trên tay, đầu gối, những vùng da sần sùi, thiếu độ láng mịn.

Công dụng: Tinh dầu trong vỏ cam làm da thêm mềm mại. Những vùng da sần sùi “vỏ quýt” sẽ nhanh chóng được cải thiện, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam.

Vỏ cam chứa nhiều flavonoid và vitamin C, những chất này sẽ kích thích quá trình trao đổi chất trên da, nâng cao sức đề kháng cho các nang lông, có tác dụng tẩy da chết hiệu quả.

 

7. Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi: Hương thơm vỏ cam tươi

 

Cách làm: Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo.

Công dụng: Cách làm này không những kích thích ngủ ngon giấc, mà còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí.

Cam là một trong những loại trái cây được sử đụng nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt dưới dạng nước uống. Bạn có biết công dụng tuyệt vời mà cam mang đến cho sức khỏe con người.

 

 

Giá trị dinh dưỡng của cam

 

 

Cam là loại quả giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170 mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”. Chuyên gia dinh dưỡng Monique dos Santos cho biết cam được yêu thích và có lợi cho người khỏe mạnh cũng như các bệnh nhân. Cam giúp giải nhiệt, thỏa mãn cơn khát cho người có cường độ vân động cao, tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể.

 

 

 

 

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-4

 

 

 

 

 

Giá trị dinh dưỡng trong quả cam bao gồm: Mỗi 100 gr quả cam có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9 mg magnesium, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium, 20 mg phốt pho, 0, 32 mg sắt và giá trị năng lượng là 48 kcal.

 

 

 

Không chứa chất béo hay cholesterol, cam nổi tiếng vì chứa nhiều vitamin C và được chứng minh là loại quả có tác dụng chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh. Trên thực tế, hàm lượng vitamin C chỉ chiếm 15 – 20% tổng số các chất kháng oxy hóa trong trái cây này, trong khi những hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa cao gấp 6 lần vitamin C: hesperidin từ flavanoid có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép, hạt cam, có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL).

Ngành công nghiệp cam (loại trái cây có múi) bắt đầu từ Nam Phi hơn 300 năm trước. Hiện nay có hơn 100.000 người lao động làm việc trong lĩnh vực này vào 70% các sản phẩm có liên quan hay nguồn gốc xuất xứ từ cam.

Thiếu vitamin C trong chế độ ăn uống dễ gây ra căn bệnh Scorbut (tên gọi khác là Scurvy). Theo một báo cáo xa xưa từ Hy Lạp cổ đại và Ai Cập, thế kỉ 16 và 17, bệnh này thường gặp phải ở các thủy thủ khi thực hiện các chuyến đi trên biển đường dài. Bởi vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp vitamin C và việc nạp chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, các triệu chứng như chảy máu nướu răng, răng lung lay, đau khớp, haemorrhaging (chảy máu) và những vết thương khó lành nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm với cơ thể. Những thủy thủ ở trên đã phát hiện được họ hoàn toàn có thể ngăn ngừa các triệu chứng trên bằng cách tăng cường vitamin C cho cơ thể qua cam, chanh, họ nhà cam… và nhiều thực phẩm chứa vitamin C khác như ổi, kiwi, đu đủ, cà chua, dâu tây, ớt ngọt, bông cải xanh, cà rốt… Trong xã hội hiện đại, các triệu chứng hay các bệnh do thiếu vitamin C gây ra rất hiếm gặp, trường hợp mắc bệnh xảy ra với nhóm người nghiện rượu, người già, người bị rối loạn ăn uống hoặc mắc các chứng bệnh liên quan.

Lý do bạn nên tích cực ăn cam:

 

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-5



 

 

Cam giúp cân bằng huyết áp

Cam chứa kali và thành phần flavonoid giúp giảm huyết áp và điều hòa huyết áp là một phần quan trọng trong giữ gìn sức khỏe tim mạch.

 

 

 

 

 

Điều hòa mức cholesterol

 

 

Các synephrine alkaloid dưới vỏ cam có tác dụng giảm tần suất sản xuất cholesterol ở gan. Nguồn chất xơ dồi dào hòa tan giảm lượng cholesterol trong máu đồng thời nguy cơ bệnh tim giảm đáng kể.

 

 

 

Đồng công dụng của chất xơ là giúp bạn giữ cảm giác no lâu hơn, làm chậm phân hủy các carbohydrate và ngăn ngừa sự tăng lên của lượng đường trong máu. Như vậy, không phải xa lạ, cam là thực phẩm tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường.

Giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Trong cam chứa rutin (vitamin P), thành phần giúp mạch máu khỏe mạnh, vitamin nhóm B, dưỡng chất không thể thiếu cho hệ thần kinh, các khoáng chất và chất xơ (hòa tan và không hòa tan). Là “đồng minh” trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, viêm nhiễm và ung thư, cam còn giúp củng cố hệ miễn dịch, chống cảm cúm, chống viêm, ức chế các tế bào ung thư, xoa dịu cơn đau ruột, dạ dày, gan.

Cam giúp chữa lành các vết thương nhanh hơn

Vitamin C đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cơ thể để sản xuất collagen – protein chịu trách nhiệm tạo ra các mô liên kết, giúp vết thương, vết cắt hay xước da mau lành. Thiếu hụt collagen khiến các tế bào trong mạch máu thiếu sự gắn kết, cho phép máu rò rỉ trong các mô, cơ quan dễ dẫn đến chảy máu nướu răng và xuất hiện đốm màu đỏ đặc trưng của bệnh Scorbut.

Bổ sung cam trong thực đơn hàng ngày

Bạn có thể ăn cam trong bữa ăn nhẹ, vắt cam uống nước, chế biến thành các loại sinh tố, thêm thành phần cho món salad trái cây, sữa chua ít béo, dâu tây, chuối…

Các thành phần từ cam cũng được sử dụng rất phong phú từ lá, hoa, vỏ cây và trái đều có thể hãm thành nước uống có vị đắng nhẹ và hương cam đặc trưng. Nước hãm lá cam có thể giúp hạ hỏa, đặc biệt khi mất ngủ, xoa dịu rối loạn chức năng lưu thông máu.


Cam là loại quả chứa nhiều vitamin C và có nhiều công dụng chữa bệnh khá hữu hiệu như trị viêm khớp, trị lão hóa, tốt cho bệnh tim mạch, trị táo bón... Hãy cùng  khám phá công dụng hữu hiệu từ quả cam.

 

Cam là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa khoảng 170mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-6

Quả cam là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khoẻ mạnh cũng như bệnh nhân. Cam giúp giải nhiệt, thoả cơn khát cho người có cường độ vận động cao, tăng cường hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn nhiều cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày… rất thấp.

Giá trị dinh dưỡng trong quả cam

Mỗi 100gr quả cam có chứa 87.6g nước, 1,104 microgram Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30mg vitamin C, 10.9g chất tinh bột, 93mg kali, 26mg canxi, 9mg Magnesium, 0.3g chất xơ, 4.5mg natri, 7mg Chromium, 20mg phốt pho, 0.32mg sắt và giá trị năng lượng là 48Kcal.

Lợi ích trị bệnh từ cam

1. Trị cảm lạnh

Khi bạn đang bị cảm lạnh, hãy uống một cốc nước cam nóng sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng sổ mũi.

2. Trị sốt, cúm

Nước ép của quả cam tốt cho bất kỳ bệnh sốt nào như cúm, thương hàn vàng da…

tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-7

3. Trị viêm phế quản và hen suyễn

Mật ong, muối và nước nóng pha với nước cam rất có lợi đối với bệnh nhân viêm phế quản và hen suyễn.

4. Trị chứng táo bón

Ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài ngày sẽ giúp bạn khắc phục chứng táo bón rất hiệu quả. Một cốc nước cam sau mỗi bữa sáng cũng sẽ mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn để bắt đầu một ngày mới.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-8

Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các canxi và các vitamin trong quả cam. Không nên uống nước cam vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ.

5. Tốt cho người mắc tim mạch và huyết áp cao

Nếu bạn không phải là bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể uống nước cam với mật ong, số lượng kali cao trong nước cam có tác dụng làm giảm huyết áp cao.

6. Trị viêm khớp

Chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout.

7. Trị lão hoá da

tac-dung-chua-benh-cua-qua-cam-9

Nước ép trái cam có thể sử dụng như một loại nước tẩy trang, làm sạch da. Vỏ quả cam được dùng tẩy da chết, tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm da thêm mềm mại, lấy lại độ căng bóng do da hấp thụ được lượng tinh dầu trong vỏ cam, từ đó nâng cao sức đề kháng cho làn da.


Thông tin khoa học về quả cam


 

Cam hay Cam chanh - Citrus sinensis (L.) Osheck (C. aurantium L. var. dulcis L.), thuộc họ Cam - Rutaceae.

 

 

Mô tả: Cây gỗ nhỏ có dáng khoẻ, đều; thân không gai hay có ít gai. Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó. Quả gần hình cầu, đường kính 5--8cm, màu vàng da cam tới đỏ da cam; vỏ quả dày 3-5mm, khó bóc; cơm quả quanh hạt vàng, vị ngọt; hạt có màu trắng.

 

 

 

Cây ra hoa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1-2, có quả vào tháng 10-12.  

Bộ phận dùng: Quả, kể cả dịch quả và vỏ quả; hoa - Fructus et Flos Citri Sinensis. Lá và vỏ cây cũng được dùng. Ở Trung Quốc, người ta dùng quả chưa chín của Cam chanh cũng như quả xanh của cây Toan chanh - Citrus aurantium L., làm thuốc gọi là Chỉ thực - Fructus Aurantii Immaturus.

Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới được trồng rộng rãi khắp nước ta để lấy quả ăn. Người ta đã tạo được những giống lai giữa cam và quýt, cam và bưởi. Các tác giả Bách khoa Nông nghiệp cho biết ở nước ta có những giống cam nổi tiếng.

- Cam Xã Đoài: Cây tương đối cao, ít cành lá (cành quả). Quả ngon, thơm, trồng ở Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An rồi lan ra cả vùng đất nhẹ huyện Nghi Lộc.

- Cam ở miền Nam: Vỏ nhiều khi vẫn xanh, cây rải vụ (vụ thu hoạch kéo dài).

- Cam Động đình: Cây to, lá xanh nhạt, tai lá to; quả to, màu đỏ tía, nhiều nước, hơi chua, dễ trồng, có sức chống chịu, là giống lai giữa Cam và Bưởi. Hiện trồng ở tỉnh Hải Hưng.

- Cam đường: Gần với Quýt hơn Cam. Cây cao 2-3m, tán rộng, nhiều cành lá, lá không có tai. Quả trung bình 100g, vỏ mỏng, màu vàng đỏ hay đỏ sẫm, dễ bóc, múi dễ chia. Có ba loại hình chính là Cam giấy với các giống Cam Canh (Hà Nội), Cam Đồng dụ (Hải Phòng), Cam Ngọc cục và Cam Hành Thiện (Nam Hà); Cam Bù, Cam Chua, dễ trồng sai quả, vị hơi chua, phổ biến ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), Tuyên Hoá (Quảng Bình); Cam voi, quả to 300-350g lai giữa Cam bù và Bưởi, trồng ở Tuyên hoá (Quảng Bình).

- Cam sành: Cây cao 2-3m, phân cành thấp, lá có tai nhỏ, quả sần sùi, vỏ dày, khi chín màu vàng hay đỏ sẫm, vỏ dễ bóc, ruột đỏ, vị ngọt, hơi chua. Giống phổ biến là Cam Bố Hạ, trồng ở vùng bãi phù sa Hà Bắc trên đất thoát nước; quả dẹt, nặng trung bình 200-250g, màu vàng đỏ đẹp, chín vào tháng 11-12-1 năm sau, dịp Tết Nguyên đán, Cam sành có tên là Citrus nobilis Lour. với quả có vỏ sần sùi mịn, khi chín màu vàng đỏ, tuy dày nhưng dễ bóc, hột có màu nâu lục. Quýt trước đây vẫn được xem là một thứ trong Cam sành.

Còn những loại Cam gần với Chanh có vỏ mỏng hơn nhưng khó bóc, khi chín màu vàng. Ở nước ta có Cam gần như quanh năm nên có thể dùng quả tươi. Người ta cũng thường thu hái quả non rụng ở gốc cây làm chỉ thực.

Thành phần hóa học: Trong Cam tươi có nước 87,5%, protid 0,9%, glucid 8,4%, acid hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, calcium 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Quả là nguồn vitamin C, có thể tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200-300 mg trong 100g vỏ khô.

Trong lá và vỏ quả xanh có l-stachydrin, hesperdin, aurantin, acid aurantinic, tinh dầu Cam rụng (petitgrain). Hoa chứa tinh dầu Cam (neroli) có limonen, linalol, geraniol. Vỏ quả chứa tinh dầu mà thành phần chính là d-limonen (90%), decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, dl-terpineol, alcol nonylic, còn có acid butyric, authranilat metyl và este caprylic.

Tính vị, tác dụng: Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu. Vỏ quả Cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá. Vỏ cây Cam vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hoà tỳ vị. Ở Ấn Độ, quả được xem như có tác dụng khử lọc, và vỏ có tác dụng trung tiện và bổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Cam đường dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ở Ấn Độ, dịch quả cũng được dùng trong bệnh đau về mật và ỉa chảy ra máu. Vỏ quả Cam có thể dùng thay vỏ quýt nhưng tác dụng kém hơn, làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, đi ngoài. Ta còn dùng vỏ Cam chữa bệnh sau khi đẻ bị phù. Vỏ tươi dùng xát vào mặt làm thuốc điều trị mụn trứng cá. Lá Cam dùng chữa tai chảy nước vàng hay máu mủ. Hoa Cam thường dùng cất tinh dầu và nước cất hoa Cam dùng pha chế thuốc. Chỉ ăn toàn Cam trong ba ngày liền có tác dụng như uống một liều thuốc tẩy độc rất tốt. Uống nước vỏ Cam nấu chín có tác dụng kích thích nội tiết nước mật, làm tăng nhu động ruột, chống bệnh táo bón.

Đơn thuốc:

1. Sau khi đẻ bị phù: Dùng 20g vỏ cây Cam sắc uống hoặc phối hợp với vỏ Bưởi và vỏ Chân chim, mỗi vị 12g, cùng sắc.

2. Tai chảy mủ: Dùng 7 lá Cam non giã với ít nước, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai, để một chốc rồi quấn bông chùi sạch, làm mỗi ngày vài lần sẽ khỏi (Lê Trần Đức).










(st)

 





Comments