Tác dụng chữa bệnh của quả mướp

10:01 10/03/2014

(Giúp bạn)

Nói đến quả mướp, người ta thường nghĩ ngay đến món canh mướp, mùng tơi và rau đay nấu với cua đồng hoặc tôm khô, ăn kèm với vài quả cà pháo chín tới giòn tan trong những ngày hè oi ả... Nhưng chắc chắn nhiều người chưa biết rằng từ quả mướp, người ta còn chế ra được khá nhiều đồ uống có công dụng giải khát chữa bệnh rất độc đáo. Xin giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng.



Công thức 1: Mướp tươi 500g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (nếu dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Công thức 2: Mướp tươi 500g, khổ qua 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Công thức 3: Mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái, là loại đồ uống rất giàu sinh tố và các nguyên tố vi lượng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt.

Công thức 4: Mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: hành khí lợi niệu, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Công thức 5: Mướp tươi 500g, rau cần tây 100g, một chút muối ăn. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng; Rau cần rửa sạch, cắt đoạn; Hai thứ đem ép lấy nước, lọc qua vải sạch, pha thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bình can, hạ huyết áp, thanh nhiệt trừ phong, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Công thức 6: Mướp tươi 500g, măng lau 100g, một chút muối ăn. Mướp gọt vỏ rửa sạch, măng lau chần nước sôi, thái vụn, ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu viêm và phòng chống ung thư.

Công thức 7: Mướp tươi 500g, nước dừa 500ml. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Công thức 8: Mướp tươi 100g, sữa bò tươi 500ml. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Công thức 9: Mướp tươi 300g, táo tây 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: bổ dưỡng, lợi tiểu, thanh nhiệt, bình can, giáng áp, dùng làm nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, viêm thận, viêm gan.

Công thức 10: Mướp tươi 200g, hành tây 20g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải độc sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khái.

Mướp có tên khoa học là Luffa cylindrica (L.) Roem, trong dân gian còn gọi là ty qua, thiên ty qua, bố qua, thiên lạc ty, thủy qua, miến dương qua, thô qua, miên qua... Theo dinh dưỡng học hiện đại, cứ mỗi 100g quả mướp có chứa 95,1g nước, 0,9g protid, 0,1g lipid, 3g glucid, 0,5g xeluloza, 0,5g chất tro, 28mg canxi, 45mg photpho, 0,8mg sắt, 160mcg betacaroten, 0,04mg vitamin B1, 0,06mg vitamin B2, 8mg vitamin C và một số chất như Luffein, Citruline, Cucurbitacin... Theo dược học cổ truyền, mướp vị ngọt, tính mát, vào được hai kinh Can và Vị, có công dụng sinh tân, chỉ khái, thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc, an thai, thông sữa, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, ho suyễn nhiều đờm (viêm họng, viêm phế quản), trĩ băng lậu, khí hư, huyết lâm (viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận...) mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón... Điều cần lưu ý là, những người tỳ vị hư yếu hay đau bụng, đại tiện phân thường xuyên lỏng hoặc nát thì không nên ăn và những người liệt dương thì không được ăn nhiều.  


Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C...


Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...



tac-dung-chua-benh-cua-qua-muop-1


Dưới đây là một số công dụng của mướp

- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày

- Chữa kinh nguyệt không thông, không đều: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.

- Thông sữa, lợi sữa:

Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể  nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày

- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu: Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình

Ngoài ra, nước ép của quả mướp còn được dùng làm mặt nạ dưỡng da: nước ép quả mướp trộn ít mật ong, sau đó bôi lên mặt đã rửa sạch. Khoảng 10 phút sau dùng nước ấm rửa sạch, da của bạn sẽ bớt nhăn

Công dụng trừ bệnh, giải nhiệt từ quả mướp


Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, an thai thông sữa, thường dùng chữa các chứng như sốt cao, ho suyễn nhiều đờm, trĩ băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...

Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C...

Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, an thai thông sữa, thường dùng chữa các chứng như sốt cao, ho suyễn nhiều đờm, trĩ băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...

tac-dung-chua-benh-cua-qua-muop-2

Dưới đây xin giới thiệu một số loại nước uống từ mướp có công dụng giải khát và chữa bệnh để bạn đọc tham khảo.

- Mướp tươi 500g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, khổ qua (mướp đắng) 200g, đường trắng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, khế 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, củ cải 200g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: hành khí lợi niệu, hóa đàm tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, nước dừa 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: giải thử nhiệt, sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 500g, sữa bò tươi 500g. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

- Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: bổ dưỡng, lợi tiểu, thanh nhiệt, bình can, giáng áp, rất tốt cho những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm gan.

- Mướp tươi 500g, rau cần tây 100g, muối ăn một ít. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng. Rau cần tây rửa sạch, cắt khúc. Hai thứ đem ép lấy nước, lọc bỏ bã, pha thêm chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bình can, hạ huyết áp, thanh nhiệt trừ phong, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm chỉ khát.

- Mướp tươi 200g, hành tây 20g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: giải độc sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

Lưu ý : Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng.


Quả mướp chữa bệnh


Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C...

Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc, thông sữa, thường dùng chữa các chứng như, ho suyễn nhiều đờm, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...

 

 

 

Dưới đây là một số công dụng của mướp

 

 

 

 

tac-dung-chua-benh-cua-qua-muop-3

 

 

 

- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

 

 

 

 

- Chữa kinh nguyệt không thông, không đều: Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng. Mỗi liệu trình 10 ngày.

 

 

 

 

 

- Thông sữa, lợi sữa:

 

 

Dùng 1 quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Có thể  nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền 5 ngày.

 

 

- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu: Mướp 200g, rửa sạch, cho 350ml nước nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần. 10 ngày một liệu trình.

 

 

Ngoài ra, nước ép của quả mướp còn được dùng làm mặt nạ dưỡng da: nước ép quả mướp trộn ít mật ong, sau đó bôi lên mặt đã rửa sạch. Khoảng 10 phút sau dùng nước ấm rửa sạch, da của bạn sẽ bớt nhăn.

Lưu ý: Những người tỳ vị hư yếu hay đau bụng, đại tiện lỏng nát không nên dùng. 


Mướp - Loại quả tốt cho sức khỏe


Có hai loại mướp, một loại mướp trâu, trái to, màu xanh đậm, một loại là mướp hương, trái nhỏ màu xanh nhạt và có mùi thơm ngát. Mướp hương thường được yêu thích hơn vì mùi thơm của nó.

 

Mướp là loại quả dễ ăn, hương vị ngon, mát ngoài ra tất cả các bộ phận của mướp đều có công dụng chữa bệnh hữu hiệu. Sau đây là những lưu ý khi chế biến mướp và những tác dụng chữa bệnh của mướp.

Đối với chế biến món ăn: Mướp là loại quả mềm, nhiều nước nên khi chế biến ta không nên thái mướp quá mỏng, không đun nấu mướp trong thời gian lâu, mướp sẽ bị nhừ nát, sau khi chế biến xong nên sử dụng luôn vì để lâu mướp sẽ bi thâm đen.

Các món ăn chế biến từ mướp như:

- Canh cua mùng tơi và mướp: Cua cho chút muối, giã nát rồi lọc lấy nước cho nấu chín rồi cho thêm mùng tơi, mướp vào đun sôi trở lại là được.

- Mướp xào giá đỗ, hành hoa: Mướp gọt vỏ, thái lát hành hoa lấy phần gốc. Cho tỏi vào chảo xào vàng, tiếp theo cho mướp, gia vị, mì chính, nước mắm, xào nhanh tay, rồi cho tiếp hành hoa và giá đỗ vào đảo đều, nhanh tay là được.

- Mướp xào giá đỗ và thịt bò: Mướp thái miếng vừa ăn, giá đỗ rửa sạch, hành hoa lấy phần gốc cắt khúc. Cho tỏi vào chảo phi vàng, tiếp theo cho thịt bò, đảo nhanh tay, cho thêm chút bột gà, mì chính, nước mắm, tiếp tục cho giá đỗ và hành hoa vào xào chín tới, cho ra rắc hạt tiêu ăn nóng.

tac-dung-chua-benh-cua-qua-muop-4

Công dụng của mướp:

- Trái mướp: Trong trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, nó có tác dụng giúp dễ tiêu hóa và kính thích tuyến sữa.

- Lá mướp: Có vị đắng, tính hàn, được dùng làm dược liệu kháng viêm, tan đờm, chống ho, lá mướp tươi giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy, phát ban ở trẻ em.

- Hạt mướp: Ngoài tác dụng làm thông kinh mạch còn có thể trị được giun đũa và chứng táo bón.

- Rễ mướp: có thể dùng trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.


Mướp làm thuốc & đẹp da

tac-dung-chua-benh-cua-qua-muop-5

 

Mướp thuộc họ bầu, quả dài hình ống, đen hoặc trắng bóng. Các nơi đều trồng được, thường trồng sau mùa đông. Quả non có thể dùng làm rau ăn còn xơ mướp có thể dùng làm thuốc.

Quả mướp có vitamin B1, B2,C, Prôtein, chất xơ, sắt, kali, lân…

 
Theo Đông y: Mướp có vị ngọt ,tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hoá đờm, lương huyết, giải độc, sát trùng, thông kinh lạc, thông sữa, trị đái ỉa ra máu. Theo”Lục xuyên bản thảo” Mướp sinh cân chỉ khát, giải nhiệt trừ phiền, làm nhuận da, trị chứng khát bệnh nhiệt, trị thân nhiệt phiền táo.
 
 
 
 

Y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh:

 

 

-Dây mướp có tác dụng ức chế khuẩn cầu.

-Xơ mướp có tác dụng chống viêm lợi niệu.

-Lá mướp có tác dụng chống các nếp nhăn, làm đẹp dung nhan.

-Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.

Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khoẻ người, làm đẹp da.

Cách sào mướp với tôm như sau:

- Mướp tươi 50g, gia vị muối, mì chính, xì dầu, dầu lạc, gừng, hành tỏi vừa đủ.

Quả mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái vát. Bắt đầu đun lửa to, cho dầu lạc vào chảo đun cho dầu lạc chín 6 phần thì cho gừng, hành tỏi vào, tiếp đó cho tôm vào, chừng 3 phút thì cho muối, xì dầu và một chút nước nóng, đảo qua rồi đậy vụng lại. 2 phút sau, mở vung cho mì chính vào. Thế là được.

Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.

Bình Lân Mạc Tử, một nhà văn Nhật Bản thọ 90 tuổi khi bà 80 tuổi da mặt vẫn còn mịn màng nõn nà. Hàng ngày vào buổi sáng bà dùng khăn bông, chấm nước mướp bôi lên mặt. Bà làm như thế mấy chục năm liền, không gián đoạn.

Cách lấy nước mướp làm đẹp dung nhan như sau: Lấy kéo cắt ngang dây mướp có quả cách mặt đất chừng 50cm để phần dây mướp còn lại uốn cong, miệng cắt quay xuống, cắm vào một bình thuỷ tinh sạch (tốt nhất là bình thuỷ tinh trong suốt có khắc dung lượng). Dùng keo dính bịt kín miệng bình. Chờ nước mướp chảy vào đầy bình đổi bình khác. Dùng vải sợi nhỏ lọc nước mướp. Cho nước mướp đã lọc vào lọ, đặt vào tủ lạnh dùng dần. Khi sử dụng nên cho vào nước mướp một giọt dầu thơm, một chút rượu và một chút axit boric.

 

Hàng ngày xoa nước mướp lên mặt, da mặt sẽ mịn màng nõn nà.



Mướp hương có tên khoa học là Luffa eylindrica (L.) M.J.Roem, thuộc họ Bí (Cucurbitaceae) được trồng ở khắp nơi để lấy quả làm thức ăn và các bộ phận khác dùng để chữa bệnh. Gọi là mướp hương là do quả mướp thoang thoảng hương nếp như mùi lá dứa thơm.

Theo đông y, mướp hương vị ngọt, tính bình; có tác dụng làm điều kinh (phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm cả vỏ), ngừng bạch đới, bình can ngưng phong, làm mát, nhuận da, thông đại tiểu tiện; thường dùng để chữa các chứng bệnh như: Sốt cao phiền khát, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, bạch đới, viêm đường tiết niệu, sản phụ sữa không thông, táo bón (trái mướp nấu canh ăn).

Quả mướp nấu canh ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông; xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Thân cây mướp: Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi.

 Lá mướp (dùng lá bánh tẻ), thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng…





Dưới đây là tác dụng của mướp

- Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận: 200g mướp, nấu nhừ cho ít mật ong mà ăn, ngày ăn 2 lần.

- Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.

- Chữa phù thũng: Lá mướp hương 15g phối hợp với cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.

- Chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi: Thân cây mướp: Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu.

- Chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt: Thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang.

- Chữa sốt cao, đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

- Chữa băng huyết: Đài của quả mướp hương 1 – 2 cái phối hợp với huyết dụ 2 – 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

- Chữa kinh nguyệt không thông, không đều: Dùng 1 trái mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm (nếu được thì uống với 1 chút rượu).

- Chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu: Xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 – 8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.

- Chữa tắc tia sữa: Xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 2 – 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.

- Chữa hen: Xơ mướp 20g băm nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng. Ngày hai lần. Dùng 2 – 3 ngày.

- Chữa bế kinh: Xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với tiết chim bồ câu trắng làm thành bánh, rồi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói (Nam dược thần hiệu).

- Chữa sởi (làm sởi mọc nhanh và mọc đều, hạn chế các biến chứng): Xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm hai lần trong ngày.

- Chữa bệnh zonal: Dùng lá non vò nát, chấm nhẹ vào vùng mẩn nốt, nếu bị bên trong cơ thể thì dùng 10 - 15g xơ mướp sắc uống hằng ngày.

- Chữa thông sữa, lợi sữa: Dùng 1 trái mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi sữa ra nhiều. Hoặc nấu mướp với chân giò heo để ăn.

Mướp thuộc loại dây leo, thân có nhiều tua cuốn bò lan trên giàn, hoa màu vàng, trái thuôn dài có màu xanh nhạt, chứa nhiều dưỡng chất, vị ngọt, tính bình, có mùi thơm nhẹ. Mướp có hai loại: mướp trâu - trái to, màu xanh đậm; mướp hương trái nhỏ, màu xanh nhạt và có mùi thơm ngát. Thành phần dinh dưỡng: Trong 100gr trái mướp có chứa 95gr nước, 0,9gr protit, 0,1gr lipit, 3gr ghucit, 0,5gr xeluloza, 28mg sắt, 160mcg betacaroen, vitamin B, C... Công dụng của mướp: Người ta gọi trái mướp là loại trái nghèo năng lượng, không gây béo phì nhưng giàu sinh tố, khoáng vi lượng, chất nhớt và chất xơ rất tốt cho cơ thể. Tất cả các bộ phận của cây mướp đều là những bài thuốc dân gian hữu hiệu. Trái mướp: Trong ruột trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, có tác dụng giúp dễ tiêu hóa, kích thích tuyến sữa. Lá mướp: Có vị đắng, tính hàn, được dùng làm dược liệu kháng viêm, tan đờm, chống ho. Lá mướp tươi giã nát, đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy, phát ban ở trẻ em. Hạt mướp: Ngoài tác dụng làm thông kinh mạch còn có thể trị được giun đũa và chứng táo bón. Rễ mướp: có thể dùng để trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng. Món ăn từ trái mướp: Canh cua, mồng tơi, mướp: Cua giã nhỏ, lọc lấy nước, đun sôi, hớt cái cua ra rồi cho mướp hương đã thái vát cùng rau mồng tơi vào đun sôi, thả cái cua vào, nêm hạt nêm, đun sôi, cho gạch cua vào rồi tắt bếp. Món canh có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho mùa hè. Đọt mướp luộc: Đọt lá mướp tước bỏ xơ, rửa sạch, đun sôi nước thì cho đọt mướp vào, luộc chín, vớt ra, chấm nước mắm tỏi. Ngoài tác dụng giải độc, giải nhiệt, còn là món ăn giảm cân hữu hiệu và làm đẹp da. Mướp xào giá đỗ thịt bò (hoặc lòng gà): Phi thơm tỏi (hoặc hành) cho thịt bò (hoặc lòng gà) vào xào qua, xúc ra đĩa rồi cho mướp vào xào, khi gần chín thì cho giá đỗ, thịt bò hoặc lòng gà vào, nêm hạt nêm và trước khi tắt bếp rắc chút hành hoa lên trên. Món này có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu viêm.


Quả mướp: Các bộ phận đều dùng làm thuốc


 

 

Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính mát, có công dụng sinh tân, chỉ khái, thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc, an thai, thông sữa, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao, phiền khát, ho suyễn nhiều đờm, trĩ, băng lậu, khí hư, viêm đường tiểu, viêm bàng quang, viêm bể thận..., mụn nhọt, sản phụ sữa không thông, táo bón...

 

 

 

Người ta gọi trái mướp là loại trái nghèo năng lượng, không gây béo phì nhưng giàu sinh tố, khoáng vi lượng, chất nhớt và chất xơ, rất tốt cho cơ thể (những người béo phì nên dùng mướp trong bữa ăn).

 

 

 

 

 

* Tất cả các bộ phận của cây mướp đều có thể dùng làm thuốc

 

 

 

 

- Trái mướp: Trong ruột trái mướp có chứa nhiều chất nhớt, giúp dễ tiêu hóa, kích thích tuyến sữa.

 

 

 

 

- Lá mướp: Vị đắng, tính hàn, được dùng làm thuốc kháng viêm, tan đờm, chống ho. Lá mướp tươi giã nát, đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy, phát ban ở trẻ em. Lá mướp sắc uống có thể trị bệnh ho hen kéo dài. Khi bị viêm họng có thể lấy lá mướp giã nhỏ với muối uống.

 

 

 

 

- Hạt mướp: Ngoài tác dụng làm thông kinh mạch còn có thể trị được giun đũa và chứng táo bón.

 

 

 

 

- Dây mướp (ty qua đằng, thiên la): Phơi khô, nấu nước uống thường xuyên, có tác dụng trị được viêm xoang và hay bị dị ứng ngứa da.

 

 

 

 

- Rễ mướp: Có thể dùng để trị chứng viêm xoang mũi, đau lưng.

 

 

 

 

- Xơ mướp: Đông y gọi là ty qua lạc, vị ngọt, tính bình, có tác dụng cầm máu, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 - 8g, chia làm hai lần, chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu.

 

 

 

 

- Chất nhầy thực vật trong mướp có chứa một chất kiềm. Chất kiềm này có tác dụng khử đàm rất tốt đối với những trường hợp đàm nhiều do nóng trong người. Vì vậy, đối với những người thỉnh thoảng khạc nhổ ra đàm đặc sệt do dạ dày và phổi nóng, nếu không có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy, thì có thể dùng mướp nấu canh ăn, một thời gian bệnh sẽ khỏi.

 

 

 

 

Nếu cảm thấy miệng, mũi khô, chân răng sưng đau, chảy máu cam; hoặc là sau một thời gian ở ngoài trời nắng thấy mặt đỏ bừng, nặng đầu khó chịu và đi tiểu lượng nước tiểu ít, có màu vàng. Gặp những trường hợp kể trên, có thể lấy một hoặc hai cân mướp gai, thêm vào một ít gừng già, đun với nước trong 3 tiếng đồng hồ, rồi lấy nước sắc này uống. Nếu không thì nấu chung với thịt nạc để làm món canh trong bữa ăn. Như vậy cơ thể sẽ nhanh chóng được bình phục, khỏe khoắn.

 

 

Comments