Tại sao bé ăn thực phẩm nhiều đạm mà vẫn còi?
(Giúp bạn)Nhiều bà mẹ có thắc mắc tại sao cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều đạm mà vẫn còi.
"Bé nhà tôi 3 tuổi rưỡi nặng 15 kg, ăn ngày 3 bữa, mỗi bữa khoảng một chén rưỡi cơm và thức ăn. Sữa cháu uống ngày 2 lần vào buổi trưa và tối, tôi cho bé ăn nhiều tôm, cua. Bé đã uống nhiều loại thuốc giúp tăng cân nhưng vẫn không có kết quả. Xin hỏi bé có vấn đề gì không hay cần biện pháp nào để có thể phát triển tốt hơn?
(Lan Hương - Bắc Ninh)
Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội trở lời vấn đề này trên Vnexpress:
Chào bạn,
Bé gái 25 tháng có cân nặng trung bình khoảng 11,5 kg, cao 86,5 cm. Như vậy về chiều cao con bạn bình thường nhưng bé thừa cân. Uống sữa đêm không gây tác hại gì nhưng bạn cần chú ý vì trẻ dễ bị sặc do vừa ngủ vừa uống. Ngoài ra ăn sữa đêm gây tăng cân vì thế con bạn bị thừa cân.
Tại sao bé ăn thực phẩm nhiều đạm mà vẫn còi
Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về gene và yếu tố dinh dưỡng là quan trọng nhất. Yếu tố gene thì bạn không thay đổi được, nhưng yếu tố dinh dưỡng thì có thể thay đổi được. Bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé cao hơn.
Chúc bé luôn vui khỏe, phát triển toàn diện!
Thông tin tham khảo thêm về chất đạm
Theo Sức khỏe đời sống, chất đạm còn gọi là protein - một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng, là chất căn bản của sự sống mọi tế bào. Trong cơ thể, chất đạm đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như cung cấp năng lượng cho một hoạt động cơ thể, xây dựng tế bào mới, bổ sung tế bào hư hao.
Ngoài ra, chất đạm còn ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại vitamin, là thành phần cấu tạo nhiễm sắc thể và gen di truyền. Khi khẩu phần ăn thiếu protein có thể dẫn tới việc hấp thu và vận chuyển một số chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng dù trong khẩu phần ăn của cơ thể không thiếu chất dinh dưỡng đó.
Khi trong máu lượng protein thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch thấp, dẫn tới hiện tượng nước thoát khỏi lòng mạch vào khoảng gian bào dẫn tới hiện tượng phù nề.
Cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến: suy nhược, gầy yếu, rụng tóc, da mất độ đàn hồi, cơ và xương kém phát triển, kinh nguyệt và nội tiết tố rối loạn, da xanh xao... Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định “nhu cầu tối thiểu về protein” là 1g/kg cân nặng/ngày.
Protein có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật và thường có khá đầy đủ các acid amin cần thiết và tỉ lệ giữa các acid amin khá cân đối như thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, ốc… với hàm lượng từ 7 - 23g/100g thịt gia súc gia cầm.
Protein thực vật nói chung kém giá trị hơn protein động vật do thiếu hay hoàn toàn không có một số acid amin cần thiết, ví dụ gạo thiếu lysin, tryptophan. Sự thiếu hụt này sẽ được khắc phục nếu khẩu phần có sự kết hợp nhiều loại thực phẩm, kết hợp thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
Tham khảo thuốc: Thuốc Cốm Trẻ Em Upkid Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật, qua quá trình làm giàu khoáng chất từ sự này mầm của hạt đỗ xanh. |
Tr.Tuyển
Theo GDVN