Thoái hóa điểm vàng có chữa được không?

16:05 14/04/2015

(Giúp bạn)Tình trạng điểm vàng hay hoàng điểm bị thoái hóa gây mất thị lực ở vùng trung tâm gọi là bệnh thoái hóa điểm vàng.

Em tôi dạo này có triệu chứng bỗng dưng không thẫy được gì nữa… số lần bị và thời gian ngày càng nhiều..dẫn em đi khám thì bác sĩ bảo bị thoái hóa hoàng điểm. Tôi rất hoang mang vì em còn quá trẻ. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh và điều trị.

-1

Thoái hóa điểm vàng gây tổn thương ở điểm vàng (hoàng điểm) của mắt

TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E trả lời:

Chào bạn!

Hoàng điểm (điểm vàng) nằm ở vùng trung tâm võng mạc. Khi bị thoái hóa hoàng điểm, người bệnh có biểu hiện:

- Giảm thị lực trung tâm.

- Có ám điểm trung tâm: Là một điểm ở vùng trung tâm mắt mà khi vật thuộc điểm nhìn này, mắt sẽ không nhìn thấy.

- Hình ảnh nhìn thấy bị méo mó.

- Nếu hai mắt cùng bị bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi đọc sách hoặc khi làm việc trong khoảng cách gần, tăng nhạy cảm với ánh sáng, chớp sáng.

Thoái hóa hoàng điểm là căn bệnh thường gặp ở người già. Với người trẻ tuổi, thoái hóa hoàng điểm là bệnh di truyền gen trội. Đây là bệnh bẩm sinh (còn được gọi là thoái hóa hoàng điểm bẩm sinh) nhưng thường khởi phát ở lứa tuổi thanh niên với những triệu chứng nhẹ như nhìn biến dạng, giảm thị lực nhẹ.

Em của bạn đi khám và được kết luận là bị thoái hóa hoàng điểm, không biết bạn đưa em đến khám ở bệnh viện nào. Theo tôi, bạn nên đưa em nên đến Bệnh viện Mắt Trung ương tái khám, bác sĩ sẽ làm lại các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh cho em, từ đó sẽ có hướng điều trị cụ thể. Bệnh thoái hóa hoàng điểm nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng xấu tới thị lực. Trong quá trình điều trị, em bạn nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, một số cách sau có thể giúp em bạn hạn chế sự tiến triển của bệnh:

- Ăn thực phẩm có chứa chất chống ôxy hóa (giàu vitamin A, C và E). Nên có chế độ ăn cân đối, ít chất béo, gồm nhiều trái cây và rau xanh. Các chất chống ôxi hóa lutein và zeaxanthin có nhiều trong lòng đỏ trứng, ngũ cốc và rau bina.

- Ðeo kính râm khi đi ngoài nắng để ngăn ngừa tia tử ngoại có hại có thể gây tổn thương võng mạc.

- Tránh thức khuya; tránh làm những công việc cần độ tập trung của mắt trong thời gian dài.

- Cần có chế độ nghỉ ngơi cho mắt xen kẽ khi học tập hoặc làm việc.

- Khám mắt thường xuyên.

Chúc em bạn mạnh khỏe!

Chào Bác sĩ! Em là nữ năm nay 25 tuổi. Năm em 13 tuổi đi khám thì Bác sĩ bảo là bị tổn thương vùng hoàng điểm mắt phải, không chỉ định phải chữa hay uống thuốc gì cả. Năm em 23 tuổi khi che 1 mắt phải lại thì thấy mắt mờ không nhìn rõ. Đi khám thì Bác sĩ bảo là thoái hoá điểm vàng. Hiện tại nhìn được 2/10, bệnh làm cho mắt em bị lé ngoài trông rất xấu. Bác sĩ cho em hỏi bệnh em còn chữa được không và có lây sang mắt trái không ạ? Em rất lo lắng chỉ sợ bị lây sang mắt còn lại, em không bị tiểu đường và các bệnh nào khác. Em có thể mổ chỉnh lé được không? Mong tin Bác sĩ, Cám ơn Bác sĩ.

BS. Khuất Trang Anh - Nhãn khoa - Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây trả lời:

Chào em!

Tình trạng điểm vàng hay hoàng điểm bị thoái hóa gây mất thị lực ở vùng trung tâm gọi là bệnh thoái hóa điểm vàng. Theo nghiên cứu 42% bệnh nhân bị một mắt sẽ có nguy cơ bị mắt thứ hai. Khi mắc thoái hóa hoàng điểm thì mọi phương pháp điều trị đều cho kết quả hạn chế. Tuy nhiên, thoái hóa hoàng điểm thường tiến triển chậm qua một thời gian dài. Nên khi thị lực mắt phải em còn 2/10, em có thể ngăn ngừa sự tiến triển đó bằng chế độ dinh dưỡng cho mắt với một số vitamin và nguyên tố vi lượng chống oxy hóa và chăm sóc mắt thích hợp, và kiểm tra mắt định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. Còn về vấn đề lác mắt, việc chỉ định mổ mắt còn tùy thuộc vào độ lác, hình thái lác, chức năng cơ…. Trong trường hợp của em, mổ lác chỉ phục hồi mỹ quan, không phục hồi thị lực nên rất dễ tái phát. Vì vậy, em cần sớm đi khám tại bệnh viện chuyên khoa mắt để được thăm khám và tư vấn cụ thể tình trạng bệnh và có hướng điều trị cụ thể.

Chúc em sức khỏe!

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Trẻ em không nên dùng thuốc Benzodiazepin
-3 Lông quặm bẩm sinh
-4 Bà bầu có ăn được dưa cà muối không?
-5 Tác dụng trị sỏi thận của rau ngổ

Theo GDVN

Comments