Thoát vị đĩa đệm cột sống

15:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Thoát vị đĩa đệm cột sống là nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay, thậm chí có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay.

-1

Thoát vị đĩa đệm cột sống là nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng

Cổng thông tin điện tử Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, thoát vị đĩa đệm nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, người bệnh có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị teo cơ các chi nhanh chóng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, thậm chí mất khả năng lao động.

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm cột sống

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống như: chấn thương cột sống, tư thế xấu trong lao động, tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Lưu ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Cơn đau sẽ trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị sẽ có các triệu chứng đặc trưng. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay; Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn, người bệnh sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Còn nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng thì bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa.

Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Người bệnh khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì người bệnh khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay dẫn tới người bệnh không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao đọng và sinh hoạt hàng ngày. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.

Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm

Để chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa, có đầy đủ các điều kiện gồm bác sĩ giỏi và thiết bị y khoa hiện đại. Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định những xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Thông thường, để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm vần chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Tùy trường họp cụ thể các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh khá phổ biến, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, khi có các triệu chứng nói trên cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên khoa Nội Thần Kinh để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Tham khảo thuốc:

A-Cort Suspended Injection: Chỉ định điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm đốt sống do thấp, viêm khớp vảy nến, viêm mõm lồi cầu. Viêm da cơ toàn thân.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bệnh hở van tim 2 lá: Triệu chứng và cách phòng bệnh
-3 Ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đến sức khỏe
-4 Thói quen gây bệnh phụ khoa cho chị em văn phòng
-5 Tác dụng của quả bí đao

Theo GDVN

Comments