Thoát vị hoành: Biến chứng, chế độ chăm sóc
(Giúp bạn)Thoát vị hoành xảy ra thường xuyên hơn ở những người trên 50 tuổi, bẩm sinh ở trẻ em, những người thừa cân (đặc biệt là phụ nữ), và những người hút thuốc.
Biến chứng thoát vị hoành
Theo Sức khỏe & đời sống, các tạng trong ổ bụng đi lên lồng ngực gây choán chỗ đúng vào thời điểm quan trọng của quá trình hình thành, phát triển phân chia phế quản và mạch máu phổi. Sự chèn ép phổi một thời gian dài trong thời kỳ bào thai dẫn đến rối loạn quá trình hình thành phổi gây thiểu sản phổi.
Thường thì bên phổi có khối thoát vị sẽ bị thiểu sản, tuy nhiên cũng có thể cả 2 phổi đều bị ảnh hưởng. Phổi bị thiểu sản không những có kích thước nhỏ mà còn có cấu trúc phế quản, phế nang và mạch máu bất thường, do vậy chức năng phổi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mức độ thiểu sản và số lượng phổi bị thiểu sản quyết định đến khả năng sống còn của trẻ sơ sinh sau khi chào đời. Tuy nhiên, nếu thoát vị hoành xảy ra sau khi trẻ chào đời, không có hiện tượng thiểu sản phổi xảy ra.
Các rối loạn trong quá trình hình thành phổi sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng sau sinh như: Suy giảm chức năng hô hấp dẫn đến thiếu Oxy nặng và tăng CO2 máu, tăng áp lực động mạch phổi kéo dài.
Ngoài ra, thoát vị hoành còn là nguyên nhân gây hậu quả cho những cơ quan khác như xoắn dạ dày; ruột xoay bất toàn; hoại tử, thủng dạ dày hay ruột; giảm sản thất trái (đối với thoát vị hoành bẩm sinh bên trái) hay tràn dịch màng phổi (đối với thoát vị hoành bẩm sinh bên phải); phì đại hai thận (phổi bị thiểu sản sản sinh chất kích thích sự phì đại của thận).
Chế độ chăm sóc thoát vị hoành
Chăm sóc sau mổ thoát vị hoành
Dẫn lưu ngực được nối với bốc nước và để dẫn lưu tự do chứ không nên hút áp lực vì nguy cơ vỡ phổi hay lắc lư trung thất.
Theo dõi sát tình trạng biến đổi khí máu sau mổ. Thông thường sau mổ, phổi bên bình thường sẽ nở lại và sau đó lấn sang bên thoát vị, thậm chí lấn hẳn. Sau đó vài ngày thậm chí vài tuần, khi phổi bên thoát vị nở được thì mới phần nào cân bằng. Tuy nhiên, phổi bên thoát vị hiếm khi nở tốt mà chỉ một phần.
Trang tin điện tử BV Medlatec cho biết thêm, ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực phẫu thuật và hồi sức sau mổ thì cơ hội cứu sống trẻ bị thoát vị hoành cao hơn so với trước kia, tuy nhiên, tỉ lệ tử vong vẫn còn rất cao. Những nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, tỉ lệ tử vong của bệnh thoát vị hoành vào khoảng 20 - 50%. Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, đặc biệt là mức độ thiểu sản phổi. Thoát vị hoành bên phải có tỉ lệ tử vong cao hơn so với bên trái, khả năng sống khi trẻ bị thoát vị cả hai bên hoặc khi có phối hợp với các bệnh khác rất thấp. Những trường hợp có khe hở cơ hoành lớn cần tiếp tục phẫu thuật lần 2 để phục hồi cơ hoành cũng rất dễ có nguy cơ tử vong.
Tham khảo thuốc: Jex: Giảm đau xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp |
Trà Mi
Theo GDVN