Trẻ ăn trộm tiền, cha mẹ nên làm gì?

16:02 14/04/2015

(Giúp bạn)Trẻ ăn trộm tiền khiến cha mẹ tức giận. Nhiều cha mẹ không kiềm chế được cảm xúc, giận dữ, trách móc thậm chí đánh trẻ để răn đe. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên đây là hành động phản khoa học.

Chị Hà Ngân (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình mình có một cửa hàng bán quần áo ngay tại tầng 1. Đôi khi công việc bận túi bụi nên mình thường nhờ con trai 7 tuổi trông giúp cửa hàng để mẹ có thể chạy ra chợ mua đồ. Những lần như vậy, mình tuyệt đối tin tưởng con bởi nghĩ rằng con mình còn nhỏ, bình thường cháu rất ngoan nên sẽ không có việc gì xảy ra.

Tuy nhiên, hôm trước mở cặp cháu để kiểm tra sách vở, tôi choáng váng khi nhìn thấy trong cặp cháu có rất nhiều tiền. Thậm chí, có những tờ tiền mệnh giá lớn như 200 đến 500 nghìn. Một lần sau đó theo dõi cháu, tôi phát hiện khi tôi không có ở cửa hàng, cháu đã tự vào mở tủ và lấy tiền để vào cặp. Khi đó tôi đã rất giận dữ nhưng đã cố kiềm chế lại.

Bây giờ tôi phải làm gì để cháu hiểu và bỏ việc làm sai trái này?”.

-1

Trẻ ăn trộm tiền khiến cha mẹ tức giận

Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý, trẻ ở tuổi dậy thì cùng với sự thay đổi và phát triển đột ngột về mặt tâm sinh lý thì đồng thời cũng xuất hiện một số tật xấu điển hình như nói dối, ăn trộm vặt. Mức độ phạm phải nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng môi trường trẻ sống.

Vì vậy, trẻ ăn trộm tiền khi còn nhỏ khiến không ít cha mẹ tức giận và lo lắng. Tuy nhiên, việc nóng giận đối với con chưa chắc đã giải quyết được vấn đề. Chính vì vậy, đối mặt với tình huống trên, cha mẹ nên tham khảo một số cách xử lý sau đây:

Kiềm chế cơn giận

Ngay khi biết trẻ ăn trộm tiền, nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy vô cùng tức giận, thất vọng. Trong hoàn cảnh đó, đã không ít cha mẹ gọi ngay trẻ lại và quát mắng, răn đe và quy kết, “Mày ăn trộm bao nhiêu tiền rồi?”, “Ăn trộm lâu chưa?”, “Lần sau cấm không được ăn trộm nữa”…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm này của cha mẹ là phản khoa học bởi trẻ sẽ có thái độ chống đối, gan lì và lần sau có thể tái phạm.

Trong hoàn cảnh này, cha mẹ nên kiềm chế cơn giận của mình lại, đi làm một việc gì đó cho trạng thái ổn định và cảm thấy dễ chịu hơn, sau đó nghĩ phương án để nói chuyện với trẻ.

Học cách tin tưởng vào con

Việc ăn trộm tiền là sai, nhưng cha mẹ nên học cách tin tưởng ở con. Tin tưởng trong hoàn cảnh này trước hết là tin tưởng ở sự thay đổi của trẻ. Có thể trong trường hợp đó, trẻ ham vui mà làm điều sai trái, nhưng chỉ cần chỉ dẫn, trẻ sẽ hiểu ra và thật sự thay đổi.

-2

Trẻ ăn trộm tiền mẹ nên nhẹ nhàng khuyên con nhẹ nhàng

Sau đó là sự tin tưởng vào mục đích, động cơ của con. Có thể con lấy trộm tiền vì một lý do nào khác, chứ không phải do con ham ăn quà hay mua sắm cho riêng mình.

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn trộm tiền

Từ lòng tin đối với trẻ, cha mẹ sẽ có cách để nói chuyện, chia sẻ và tìm hiểu nguyên nhân con ăn trộm. Hãy nói với trẻ bằng giọng rắn, có chút răn đe, nhưng vẫn phải mềm mỏng để trẻ dễ dàng tâm sự.

Chị Thanh Hiền (Hoài Đức) chia sẻ: “Khi tận mắt nhìn thấy con lấy trộm tiền, mình đã vô cùng thất vọng. Tuy nhiên sau khi ngồi nói chuyện với bé như 2 người bạn, mình mới giật mình, thì ra con bị một anh “đầu gấu” lớp lớn bắt nạt, ép cháu mỗi tuần phải nộp 100 nghìn đồng nếu không sẽ bị đánh. Vì sợ nên cháu đã lấy tiền để nộp cho cậu bé kia”.

Giải thích cho con hiểu đây là việc làm xấu

Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý, trẻ ở tuổi dậy thì cùng với sự thay đổi và phát triển đột ngột về mặt tâm sinh lý thì đồng thời cũng xuất hiện một số tật xấu điển hình như nói dối, ăn trộm vặt. Mức độ phạm phải nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng môi trường trẻ sống.

Cha mẹ nên đưa bé vào chỗ riêng để phân tích cho trẻ hiểu rằng đây là hành động xấu, không tốt và rất xấu hổ nếu để mọi người biết. Có thể cho trẻ thấy hậu quả nếu ba mẹ phát hiện chuyện này một lần nữa, đồng thời nhấn mạnh rằng ba mẹ không mong muốn điều ấy sẽ xảy ra nữa và tin rằng con sẽ làm được. Sau đó nên khen, động viên trẻ khi chúng thực hiện được những yêu cầu của mình.

Tạo việc làm để con tự kiếm tiền

Thay vì cứ đưa tiền cho trẻ thì cha mẹ nên “khoán” những việc bé có khả năng làm để trẻ dần hiểu rằng: để có được đồng tiền thì phải đổi lại bằng mồ hôi và sức lao động của chính mình. Khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ hiểu được giá trị của lao động. Từ đó, trẻ cũng biết quý trọng đồng tiền hơn và không phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Nên đọc
-3 Bà bầu ăn thịt chó được không?
-4 Bà bầu ăn na được không?
-5 Trẻ bị ho: Ăn lê được không?
-6 Bà bầu uống trà gừng được không?

Theo GDVN

Comments