Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên

15:54 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh của hệ thần kinh ngoại biên gây rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ, da, nội tạng và mạch máu, gây ra các triệu chứng như đau hoặc tê bì.

Thông tin trên trang tin điện tử BV Bạch Mai, hệ thống thần kinh ngoại biên gồm có các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác, thực vật, các thân tế bào hướng tâm tự động và cảm giác bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương.

Bệnh thần kinh ngoại biên là rối loạn trong số các rối loạn thần kinh thường gặp nhất. Các ước lượng dân số cơ bản cho thấy tỷ lệ bệnh toàn bộ từ 2-7%, thường gặp ở người già nhiều hơn. Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương do bệnh thần kinh ngoại biên. Hầu hết bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến các sợi cảm giác hơn là sợi vận động. Rối loạn chức năng thần kinh tự trị nổi bật trong vài bệnh đa dây thần kinh, thường gặp hơn trong các giai đoạn tiến triển.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên

Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương do bệnh thần kinh ngoại biên. Hầu hết bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến các sợi cảm giác hơn là sợi vận động. Rối loạn chức năng thần kinh tự trị nổi bật trong vài bệnh đa dây thần kinh, thường gặp hơn trong các giai đoạn tiến triển.

-1

Rối loạn cảm giác: Có thể gồm mất cảm giác, cảm giác bất thường, hay đau. Thuật ngữ "tê" thường được bệnh nhân dùng để mô tả sự mất cảm giác, chết cảm giác, nặng hay yếu ở phần cơ thể bị bệnh. Các triệu chứng dị cảm gồm ngứa râm ran, đau nhói, cảm giác "tê như kim chích" hay nóng bỏng. Dị cảm thường không đau nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Loạn cảm là cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay gây ra do một kích thích và thường không đau.

Các thiếu sót vận động: Suy giảm vận động xảy ra với tổn thương dây thần kinh ngoại biên bao gồm sự yếu của các cơ được dây thần kinh phân bố. Tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài nhiều tháng sẽ làm mất khối cơ. Việc không sử dụng cơ và teo cơ tỉ lệ với sự yếu cơ rõ rệt, điển hình trong các tổn thương hệ thống thần kinh trung ương gây yếu cơ do tổn thương nơron vận động trên hay đường tháp. Hầu hết các bệnh dây thần kinh ngoại biên là các bệnh sợi trục "chết ngược dần lên" và các cơ ngọn chi bị ảnh hưởng trước tiên. Có thể khó khăn trong thực hiện các công việc vận động tinh tế. Sự yếu cơ vận động ngọn chi có thể làm rơi bàn chân thứ phát do gập lưng bàn chân bị yếu đo. Các bệnh nhân có thể tiến triển dáng đi gọi là dáng đi chân rủ, đặc trưng do gập đầu gối và hông thái quá khi đi để ngăn không cho các ngón chân va vào mặt đất do gập lưng bàn chân bị yếu.

Hầu hết các bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng đến các sợi cảm giác sớm hơn và ở một mức độ lớn hơn các sợi vận động. Yếu vận động tiến triển mà không có suy giảm cảm giác thì hiếm gặp trong bệnh đa dây thần kinh.

Phản xạ gân xương: Mất các phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động. Mất các phản xạ gân xương thường giúp phân biệt các bệnh thần kinh ngoại biên và các tổn thương đường tháp trung ương, các rối loạn phức hợp thần kinh cơ và các bệnh cơ.

Rối loạn chức năng thần kinh thực vật: Các triệu chứng của rối loạn thực vật gồm hạ huyết áp tư thế và ngất. Các bệnh nhân có rối loạn chức năng thần kinh thực vật có thể bị tụt huyết áp tư thế đứng, không có tăng hay tăng không thích đáng nhịp tim. Bệnh nhân mất dung nạp sức nóng do rối loạn tiết mồ hôi. Các đầu chi có thể lạnh. Hay gặp các rối loạn chức năng bàng quang, ruột; liệt cương dương ở nam giới...

Phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên

Theo Sức khỏe & đời sống, phương pháp giảm nguy cơ của bệnh thần kinh ngoại vi tốt nhất cho tất cả mọi người nói chung là áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, uống rượu vừa phải và xử lý tốt bất kỳ chứng bệnh có nguy cơ nào.

Tránh những hành động lặp đi lặp lại, tư thế bó buộc và các hóa chất độc hại càng nhiều càng tốt vì chúng có thể gây tổn thương thần kinh.

Trong hầu hết các bệnh nhân, các triệu chứng và sự suy giảm chức năng có thể được xử lý và không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ trừ khi tồn tại một bệnh tuần hoàn khác. Nên thực hiện lối sống lành mạnh để thúc đẩy sự tái tạo của dây thần kinh.

Các hình thức tập thể dục tích cực hay thụ động có thể cải thiện sức mạnh của cơ và ngăn chặn tổn thương cơ ở chi bị liệt. Chăm sóc tỉ mỉ bàn chân cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong bệnh đa dây thần kinh do tiểu đường.

Hỗ trợ cơ học có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng. Nẹp tay hoặc chân có thể bù đắp cho sự yếu đuối của cơ hoặc làm giảm chèn ép thần kinh.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Khám tiền sản để cả mẹ và con khỏe mạnh
-3 Tầm quan trọng và nội dung của việc khám thai định kỳ
-4 Nguyên nhân gây bệnh sốt vàng
-5 Chữa trị rụng tóc bằng thực phẩm

Theo GDVN

Comments