Vẹo vách ngăn mũi
(Giúp bạn)Vẹo vách ngăn ở mũi là trường hợp khá phổ biến. Phần lớn bệnh nhân khi đi kiểm tra mũi mới phát hiện, thường rơi vào trường hợp được chẩn đoán ‘vẹo vách ngăn’.
Tại sao bị vẹo vách ngăn mũi?
Vách ngăn mũi là tấm vách được cấu tạo bằng sụn ở phía trước và phần xương ở phía sau chiều dài xấp xỉ ngón tay trỏ. Nếu bạn dùng ngón trỏ và ngón cái thò sâu vào 2 lỗ mũi thì phần bạn cảm thấy giữa 2 ngón tay đó chính là phần sụn của vách ngăn.
Khám phá dẫn lời BS Phạm Thắng, vẹo vách ngăn mũi được giải thích là do sự phát triển không đều giữa vách ngăn và khung xương của nó: nghĩa là vòm mũi và đáy hốc mũi, chúng ta hình dung vách ngăn bức tranh còn khung xuống là khung bức tranh nếu bức tranh lớn hơn khung tranh thì sẽ làm cho bức tranh bị vẹo.
Nguyên nhân thứ hai gây vẹo vách ngăn mũi là do chấn thương, chúng ta đã biết mũi là phần nhô cao nhất của mặt mà đa số các chấn thương mũi đều dồn xuống vách ngăn, phải chăng tạo hóa đã khôn ngoan khi cấu tạo phần trước của vách ngăn không phải bằng xương mà bằng sụn (mềm dẻo hơn xương) để giảm đi những tổn thương khi có những tác động mạnh lên mũi.
Triệu chứng của vẹo vách ngăn mũi
Triệu chứng của vẹo vách ngăn mũi và cơ chế gây bệnh của vẹo vách ngăn mũi. Tùy thuộc vào vị trí mà vách ngăn mũi ảnh hưởng đến hoạt động của mũi:
1. Ngạt mũi: Thường là ngạt một bên, tuy nhiên ngạt có thể từng lúc, vì độ thông thoáng của hốc mũi còn phụ thuộc vào tình trạng của cuống mũi, trong trường hợp cuống mũi phù nề do dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài thì phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi trở nên ít có hiệu quả nếu không can thiệp vào cuống mũi.
2. Đau: Trong niêm mạc mũi có đầy những nhánh của 3 loại thần kinh: thần kinh tam thoa (cảm giác), thần kinh giao cảm (co thắt mạch máu), thần kinh phó giao cảm (giãn mạch máu và xuất tiết). Ngoài ra còn có thần kinh khứu giác giúp chúng ta cảm nhận về mùi. Đau trong VVNM là do phần vẹo của vách ngăn tùy vào cuống mũi gây kích thích vào nhánh thứ 2 của dây thần kinh tam thoa.
3. Xuất tiết mũi sau: Khi vách ngăn mũi vẹo tì vào vách mũi xoang trong những thể vẹo cao, phần vẹo này bịt một phần lỗ thông (lỗ ostrum) của xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.
4. Chảy máu mũi: Người ta thường thấy CMM ở bên mũi ngạt nhiều nhất, GS. Stanley giải thích: do cửa mũi bên đó bị khô hơn (do hốc mũi hẹp hơn thì vận tốc khí hít vào cao hơn).
5. Ngủ ngáy và kém ngủ mất ngủ: Gần đây trên thế giới xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về ngáy, thực ra ngủ ngáy không phải là ngủ say, mà chỉ là giấc ngủ nông, rất dễ tỉnh giấc và gây mệt mỏi cho ngày hôm sau.
Có cần phẫu thuật vẹp vách ngăn mũi?
Theo bác sĩ Phạm Thanh Sơn, khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), tùy theo từng trường hợp mà hướng điều trị sẽ khác nhau, chứ không phải hễ vẹo vách ngăn là phải phẫu thuật. Nếu bị vẹo ở mức độ nhẹ, ít gây ra những triệu chứng, thì bác sĩ chuyên khoa chỉ cần chỉnh, nắn vách ngăn lại tí xíu, không phải phẫu thuật.
Nếu vẹo nhiều, gây ra những triệu chứng nặng, kéo dài, khi đó mới cần thiết phẫu thuật (theo phương pháp cổ điển, hoặc theo phương pháp nội soi) để chỉnh hình vách ngăn.
Khi chỉnh hình vách ngăn, có thể bác sĩ sẽ cắt, gọt một phần, nhưng cũng có thể cắt toàn bộ vách ngăn, tùy trường hợp.Việc điều trị nội khoa (bằng thuốc) trong vẹo vách ngăn chỉ là điều trị những triệu chứng do vách ngăn vẹo gây nên…
Tham khảo thuốc: Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. |
Trà Mi
Theo GDVN