Những bức ảnh nổi tiếng nói về sự đau thương trên thế giới
(Giúp bạn) - Những bức ảnh nổi tiếng nói về sự đau thương trên thế giới tái hiện những sự thật lịch sử thảm khốc sẽ được giúp bạn tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1.Con kền kền và bé gái:
Bức ảnh được chụp ở Nam Sudan năm 1939 bởi nhiếp ảnh gia kevin Carter.
Bé gái trong bức hình đã quá yếu để có thể đứng vững, và chỉ là một trong số rất nhiều người ở Nam Sudan lúc bấy giờ đang dần chết đói. Một con kền kền bay đến đậu gần đó chờ cô bé chết để ăn thịt. Nhiếp ảnh gia Kevin Carter khi đó đi ngang đã chứng kiến cảnh tượng và chụp lại bức ảnh này.
Sau khi được đăng tải trên tạp chí The New York Times năm 1993, mọi người đã cáo buộc việc Kevinkhông giúp đỡ đứa trẻ dù ai cũng biết các phóng viên không chạm vào các nạn nhân vì sợ lây lan dịch bệnh. Một năm sau khi chụp bức ảnh, Kevin Carter tự tử.
Con kền kền và bé gái là bức ảnh nổi tiếng nói lên sự đau thương của trẻ em trên thế giới |
2.Cô bé Napalm:
Bức ảnh được chụp tại Tây Ninh - Việt Nam năm 1972 bởi nhiếp ảnh gia Nick Út.
Tháng 6 năm 1972, máy bay của Mỹ ném bom một ngôi làng nhỏ ở Trảng Bàng, Tây Ninh, cách Sài Gòn 40 cây số về phía Tây Bắc. Lúc đó, một số phóng viên báo và truyền hình nước ngoài cùng có mặt và tác nghiệp. Bức ảnh chụp bởi Nick Út, chàng phóng viên chiến trường khi đó mới 21 tuổi, sau này đã trở thành một trong những bức ảnh chiến tranh có sức ảnh hưởng nhất thế kỉ 20.
Kim Phúc là cô bé trần truồng chạy giữa bức ảnh. Sức nóng khủng khiếp của bom Napalm đã khiến cô bé phải xé sạch phần quần áo còn lại cho đỡ nóng, vừa chạy vừa la “Nóng quá! Nóng quá!”. Bên trái là người anh trai của Phúc, bị mất một mắt trong vụ này.
Cô bé Napalm là bức ảnh nổi tiếng nói lên sự đau thương của trẻ em trên thế giới |
3.Cậu bé Aylan Kurbi bên bờ biển:
Bức ảnh được chụp tại Syria do nhiếp ảnh gia Nilufer Demir chụp.
Khi nhiếp ảnh gia Nilufer Demir chụp bức ảnh này, Aylan trông như đang ngủ. Cậu bé hai tuổi là người tị nạn trong cuộc nội chiến Syria cướp đi sinh mạng hàng trăm ngàn thường dân vô tội. Người Syri thoát khỏi cuộc chiến đến các trại tị nạn nhưng lại bị từ chối và bỏ đói. Gia đình của Aylan cũng không phải ngoại lệ.
Đây là một trong những bức ảnh “biết nói” về một cuộc chiến đang diễn ra nhưng không được nhiều người để tâm.
Cậu bé Aylan Kurti trên bãi biển là bức ảnh nổi tiếng nói lên sự đau thương của trẻ em trên thế giới |
4.Ngày thứ 7 đẫm máu:
Đây vẫn là một trong những bức ảnh có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Bức ảnh được chụp vài phút sau khi các máy bay ném bom của Nhật Bản tấn công Thượng Hải vào giữa ngày thứ bảy, 28 tháng 8 năm 1937. Các quả bom được thả xuống trên một ga đường sắt, nơi có rất đông những người tị nạn Nhật Bản.
Nhiếp ảnh gia Trung Quốc H.S. Wong nhớ lại sự kinh hoàng khi người chết và người sống chật kín hết nhà ga. "Giày của tôi bị ngâm trong máu," anh nói. Anh chụp bức ảnh khi nhìn thấy một đứa trẻ một mình trên đường ray với người mẹ đang nằm gần đó. Những hình ảnh được phát hành trên báo chí Trung Quốc đã lấy cảm tình, cũng như gây sốc cho công chúng. Hơn 130 triệu người có thể là nạn nhân trong bi kịch này.
Ngày thứ 7 đẫm máu là bức ảnh nổi tiếng nói lên sự đau thương của trẻ em trên thế giới |
5.Bé gái Iraq tại Checkpoint:
Hình ảnh bé gái 5 tuổi đẫm máu ở trạm kiểm soát của Iraq tượng trưng cho nỗi đau của dân thường trong chiến tranh. Bố mẹ của Samar Hassan đang lái xe đưa em trai của cô bé trở về từ bệnh viện khi lính Mỹ bắn chết họ vì sợ rằng chiếc xe đầy những người đánh bom tự sát. Những loại thương vong dân sự tùy tiện kiểu này xảy ra thường xuyên trong Chiến tranh Iraq vì những người lính được trao quyền tự do để có biện pháp cần thiết tự bảo vệ mình.
Năm 2005, nhiếp ảnh gia Chris Hondros đã công bố bức ảnh dù được yêu cầu giữ bí mật. Hondros đã chết trong cuộc nội chiến ở Libya năm 2011.
Bé gái Iraq tại Checkpoint là bức ảnh nổi tiếng nói lên sự đau thương của trẻ em trên thế giới |
6.Cậu bé Do Thái đầu hàng ở Warsaw:
Mặc dù có nhiều giả thuyết, danh tính của cậu bé người Do Thái trong ảnh vẫn chưa xác định. Cậu bé ở trong một khu ổ chuột của Warsaw, vốn được xem như nhà tù của sự chết chóc và đói khát. Ngày 19 tháng 4 năm 1943, sau cuộc nổi dậy bị quân Đức đàn áp, cậu bé chưa đến 10 tuổi này đã phải đối mặt với số phận khủng khiếp.
Bức ảnh được chụp bởi Thiếu tướng Đức Quốc Xã Jurgen Stroop, người sau đó đã bị treo cổ bên ngoài Warsaw.
Cậu bé Do Thái đầu hàng ở Warsaw là bức ảnh nổi tiếng nói lên sự đau thương của trẻ em trên thế giới |
Những bức anh trên đây một phần tái hiện những sự thật thảm khốc trong chiến tranh mà con người đặc biệt là những đứa trẻ phải gánh chịu. Hy vọng một thế giới yên bình.