Những phong tục dâng hiến trinh tiết kỳ lạ nhất thế giới
(Giúp bạn)Trinh tiết vốn được xem là bảo vật của mỗi người phụ nữ. Thế nhưng, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, trinh tiết của người phụ nữ không phải lúc nào cũng được để dành cho người chồng của họ mà lại được sử dụng trong những lễ dâng hiến đầy kì lạ như cho thần linh, cho tăng lữ hay thậm chí là cho… bò.
Hiến trinh cho bò ở Ai Cập cổ đại
Vào thời cổ đại, Ai Cập được xem là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất trên trái đất. Đó là một cường quốc phồn thịnh dưới sự lãnh đạo của các vị Pharaông hùng mạnh mà sức mạnh biểu trưng chính là những con nhân sư khổng lồ hay những tòa kim tự tháp sừng sững giữa trời vẫn còn tồn tại cho đến nay. Nền văn minh Ai Cập cũng đã tạo ra những phong tục, tập quán vô cùng độc đáo mà một trong số đó chính là tục hiến trinh cho bò.
Tập tục hiến trinh đầy kì lạ này của người Ai Cập xuất phát từ phong tục sùng bái thần Kim Ngưu của người Ai Cập cổ. Kim Ngưu vốn là tên dùng để chỉ một loại trâu với bộ lông vằn đặc trưng. Theo truyền thuyết của người Ai Cập xưa kia thì loài trâu này chính là hóa thân của bộ phận sinh dục của một vị thần.
Những con trâu này sau khi được sinh ra sẽ được đưa đến cho các thầy tư tế nuôi nấng một cách vô cùng cẩn thận với chế độ chăm sóc, ăn uống đặc biệt. Khi những con trâu này được 4 tháng tuổi, chúng sẽ được đưa vào một ngôi miếu có tên là miếu Kim Ngưu. Con trâu này sẽ ở đây trong 40 ngày. Và trong thời gian đó, một lễ hiến trinh kì lạ sẽ xảy ra trong chính ngôi đền Kim Ngưu.
Khi con trâu ở trong miếu Kim Ngưu sẽ không có một người đàn ông nào được phép đi vào trong miếu. Chỉ có những người con gái còn trinh tiết mới được phép vào trong miếu và để thực hiện lễ hiến tế trinh tiết cho vị thần đáng kính của họ. Những người con gái này sẽ khỏa thân, đi vào trong miếu và dâng hiến cho con trâu trinh tiết của mình. Lần lượt từng người con gái sẽ làm điều này với một niềm tin sâu sắc rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm tôn giáo của mình. Bản thân các thiếu nữ Ai Cập cũng luôn coi tập tục hiến trinh này là một điều cao quý và thiêng liêng dành cho họ.
Hiến trinh cho tăng lữ thầy tế
Tại Ấn Độ những người con gái sẽ phải hiến trinh tiết của mình cho các tăng lữ, thầy cúng. Ấn Độ cũng là một trong những nôi văn minh lớn của thế giới, là đất nước nhiều của nhiều tôn giáo lớn.
Tại Ấn Độ, trong xã hội, tăng lữ, thầy cúng có vị trí và vai trò quan trọng. Đây được xem là những người đại diện cho thần linh, là cầu nối giữa các vị thần với những con người phàm tục. Tăng lữ, thầy cúng sẽ có trách nhiệm lắng nghe và truyền đạt lại những yêu cầu của thần linh với con người. Và ngược lại, họ là những người sẽ dâng lên thần linh lời thỉnh cầu mà con người mong muốn.Vị trí của các tăng lữ, thầy cúng luôn được nhấn mạnh trong từng phong tục, tập quán của người Ấn.
Trong tục hiến trinh tiết của người con gái Ấn, tăng lữ và thầy cúng cũng chính là những người đứng ra, thay mặt cho thần linh để đón nhận sự dâng hiến trinh tiết của những người con gái trong trắng. Sức mạnh của phong tục kì lạ này còn được thể hiện qua sự tác động của nó đối với tầng lớp quý tộc trong xã hội Ấn Độ. Thông thường, tầng lớp quý tộc vẫn được coi là một cấp cao hơn so với những thành phần khác trong xã hội Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong phong tục hiến tế gái trinh cho các tăng lữ, thấy cúng thì tầng lớp quý tộc cũng không phải là ngoại lệ. Phong tục này còn được áp dụng luôn với cả các bậc vua chúa. Theo tục lệ này, sau khi quốc vương tổ chức lễ cưới với hoàng hậu thì trong thời gian ba ngày đầu tiên, quốc vương không được tiếp xúc thân thể với hoàng hậu.
Vào ngày thứ ba, nhà vua sẽ phải tự nguyện dâng hiến đêm đầu tiên của hoàng hậu cho vị tăng lữ cao cấp nhất trong giới tăng lữ. Chỉ sau khi thực hiện nghi lễ tự nguyện này, nhà vua mới có thể chính thức có quan hệ thể xác với hoàng hậu. Như vậy, đủ thấy sức mạnh của tầng lớp tăng lữ, thầy cúng trong cuộc sống tâm linh của người dân Ấn Độ.
Không chỉ ở Ấn Độ, một số vùng đất như New Zealand, Nicaragua, Nam Mỹ, Brazil cũng có tục lệ kì quái này. Thậm chí, tại bộ lạc Kyu Geneva của đất nước Bồ Đào Nha thì tù trưởng không những được hưởng trọn trinh tiết của người con gái mà còn có quyền yêu cầu của hồi môn. Mỗi khi một người con gái của bộ lạc Kyu Geneva làm lễ kết hôn cũng là lúc mà họ sẽ phải lo lắng đến phần của hồi môn dành cho cả tù trưởng trong làng. Đêm đầu tiên của cô dâu sẽ dành cho tù trưởng chứ không phải dành cho người chồng của mình và số của cải dành dụm được cũng sẽ bị trao tay cho tù trưởng nếu như người này yêu cầu.
Và những kiểu hiến trinh kì lạ khác
Không chỉ ở những quốc gia có đời sống tôn giáo tâm linh phức tạp như Ai Cập, Ấn Độ mới có những lễ hiến trinh kì quái diễn ra mà ngay tại một số nước Châu Âu hiện đại vẫn tồn tại những lễ hiến trinh rất lạ kì. Ví dụ tại vùng BullerMontagne, nước Pháp, những người con gái kết hôn sẽ phải trải qua cả một quá trinh hiến trinh bao gồm nhiều công đoạn. Sau lễ kết hôn của người con gái với người con trai thì đêm đầu tiên, người con gái sẽ dâng hiến cho chúa Kitô. Đến đêm thứ hai, thể xác của người con gái sẽ dành để dâng hiến cho thánh mẫu. Đêm thứ ba, người con gái phải dành cho địa chủ trong làng. Và đến đêm thứ tư, thể xác người con gái mới thực sự thuộc về chú rể.
Hay như tập tục hiến trinh của một bộ lạc gần xích đạo của châu Phi thì trinh tiết của người thiếu nữ sẽ được mang ra để công khai mua bán. Mỗi thiếu nữ khi đến tuổi trưởng thành, trinh tiết của họ sẽ được cha mẹ rao bán cho bất cứ người nào có nhu cầu mua.
Thông thường, bộ lạc sẽ tổ chức ra một ngày hội mà ở đó toàn bộ thiếu nữ đến tuổi trưởng thành sẽ tham gia. Các thiếu nữ sẽ bị bó chặt cơ thể trong những bộ quần áo. Các thanh niên trai tráng trong làng sẽ vác từng thiếu nữ lên đi một vòng cho mọi người coi. Sau đó, những thiếu nữ này sẽ quỳ xuống dưới một chiếc ô.
Những người xung quanh sau khi xem xét các thiếu nữ, lựa chọn được thiếu nữ mình ưng ý thì sẽ tiến hành trả giá để được vui vẻ qua đêm với các thiếu nữ. Theo quan niệm, cơ thể của họ đã được cha mẹ sinh ra thì khi họ lớn, cha mẹ có quyền đem bán lấy trinh tiết của con mình nên họ không có quyền chống lại tập tục này.