Thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam trên 3 miền (phần 3)
(Giúp bạn) - Bạn hãy khám phá những thu vị trong phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam trên 3 miền đất nước nhé!
3.Miền Nam:
- Mâm cỗ ngày tết:
Mâm cỗ trong ngày Tết ở Miền Trung là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam |
Miền Nam gói bánh chưng dài hay còn gọi là bánh tét và có nhiều loại khác nhau như: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Bánh tét mặn được xắt miếng và thường ăn kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm. Mâm cỗ Tết của miền Nam thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Hầu như nhà nào cũng có ba món cơ bản là bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho tàu trong mấy ngày tết. Nếu món canh không thể thiếu ở miền Bắc là canh măng hay canh bóng thì trong Nam là món canh khổ qua nhồi thịt.
Để thay đổi khẩu vị và đỡ ngấy, nhà nào ở Nam Bộ cũng nấu cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.
Người phương Nam đặc biệt chăm chút cho bàn tiệc ngày xuân, nó chứa đựng lòng thành kính với tổ tiên ông bà và thưởng thức trọn vẹn vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng trong từng món ăn bên mâm cơm sum vầy gia đình ngày đầu năm thêm ấm áp, an khang.
- Mâm ngũ quả:
Mâm ngũ quả trong ngày Tết ở Miền Trung là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam |
Với tâm hồn phóng khoáng, người miền Nam thường bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài”, với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc. Các gia đình cho thêm quả sung - tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, mâm còn có thêm các loại quả đẹp mắt như dưa hấu, táo, đào tiên... Tuy nhiên, khác với người miền Bắc, họ không bày cam quýt vì quan niệm “cam đành quýt đoạn”, tượng trưng cho sự ly tán, chia lìa.
- Mai vàng đón xuân:
Mai vàng trong ngày tết ở Miền Trung là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam |
Với khí hậu nắng ấm gần như quanh năm, người miền Nam thường trưng mai vàng rực rỡ mỗi độ Tết đến, xuân về. Màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt, tài lộc. Người dân thường chọn cây có nhiều nụ và lộc, vì hoa nở đúng lúc giao thừa hay sáng sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đình trong năm mới. Đặc biệt, cây càng nhiều bông 6-10 cánh (thay vì 5 cánh như bình thường) thì gia chủ càng gặp nhiều may mắn.
- Tục lì xì lấy may:
Tục lì xì lấy may ở Miền Trung là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam |
Tục lì xì phổ biến ở miền Nam trước khi lan ra các vùng khác của Việt Nam. Tiền mới được bỏ vào phong bao có màu đỏ vàng rực rỡ, tặng trẻ nhỏ trong gia đình để lấy may, cho trẻ hay ăn chóng lớn, mọi sự được như ý. Phong bao đỏ lì xì là một nét văn hóa của người miền Nam, không câu nệ giá trị mà chủ yếu đem lại niềm vui, tốt lành, may mắn.
- Chợ Tết trên sông:
Chợ tết trên sông ở Miền Trung là thú vị phong tục đón Tết Nguyên Đán ở Việt Nam |
Không khí Tết trong Nam bắt đầu nhộn nhịp vào khoảng đầu tháng chạp, các chợ hoa, chợ Tết chuẩn bị dựng sạp cho đến đêm giao thừa với những phiên chợ mở suốt đêm.
Miền Nam là nơi chảy qua của con sông Mekong rộng lớn nên khắp các tỉnh giao thương trên sông là hoạt động quan trọng. Các phiên chợ Tết trên sông hoặc ở bến sông trở nên nhộn nhịp, sầm uất khác thường vào những ngày cuối năm. Các quầy hàng trên bến được trang trí đầy sắc màu với hoa, bánh mứt, củ kiệu, đu đủ, phong bao lì xì, giấy dán...