Có nên dự trữ lâu mật ong đã có bọt ?

15:36 17/09/2015

(Giúp bạn) - Nếu bảo quản không thỏa đáng hoặc quá lâu, lượng nước chứa trong mật ong sẽ không ngừng tăng lên, khi vượt quá 20% là lúc thích hợp cho các loại vi khuẩn lên men phát triển.

Trong mật ong chứa phần lớn là đường gluyco, hút nước tương đối mạnh, nếu bảo quản không thỏa đáng hoặc quá lâu, lượng nước chứa trong mật ong sẽ không ngừng tăng lên, khi vượt quá 20% là lúc thích hợp cho các loại vi khuẩn lên men phát triển. Loại vi khuẩn này phân giải thành dinh dưỡng của mật ong, làm cho mật ong biến chất, nên trên mặt xuất hiện nhiều bọt hơi nhỏ.

 

Khi mật ong đã có bọt, thì không nên dự trữ, trước khi dùng cùng cần phải xử lý để diệt vi khuẩn.

Nguyên nhân mật ong bị sủi bọt:

1. Do tác động của vận chuyển hay lắc mạnh : khi bạn vừa nhận chai mật ong từ người giao hàng, chắc chắn chai mật của bạn sẽ bị sủi bọt do trong quá trình vận chuyển mật ong trong chai bị lắc mạnh tạo ra bọt.

2. Mật ong mới thu hoạch : sau khi quay mật, người nuôi ong thường cho mật vào một bình lớn. khi đổ đầy bình bao giờ trên cùng cũng có một lớp bọt. độ tan của bọt tùy thuộc vào độ đặc của mật, nếu mật càng đặc, bọt càng lâu tan.

3. Mật ong hoa  nhãn hoặc hoa chôm chôm : bọt trên chai mật ong nhiều hay ít tùy thuộc vào mật của bạn là loại hoa gì. Mật hoa cà phê hoặc cao su sẽ rất ít bọt. Mật hoa nhãn hoặc hoa chôm chôm sẽ rất nhiều bọt.

4. Mật ong chưa qua xử lý : đa phần các công ty kinh doanh mật ong đều dùng công nghệ, máy móc để xử lý lại trước khi đưa ra thị trường nhằm ổn định độ đặc, độ ngọt của mật ong và giúp mật ong dùng được lâu hơn. Chính công đoạn này làm mật ong không bị lên ga hay sủi bọt. Mật ong của bạn sủi bọt tức là mật ong tự nhiên chưa qua máy móc xử lý hay có chất bảo quản

 

Comments