Lương thực thô

10:30 27/02/2014

(Giúp bạn)

1. Tại sao người Mỹ béo

Như mọi người đều biết, trước đây người Nhật vốn có biệt hiệu là “Người lùn châu Á”, nam cao trung bình là 1,61m. Sau thế chiến thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản phát triển rất nhanh, hiện nay chiều cao trung bình của đàn ông Nhật Bản là 1,71m. Điều ngạc nhiên hơn là năm 1989, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có số dân có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ là trên 80 tuổi, của nam giới là trên 75 tuổi. Tố chất của con người Nhật Bản được nâng lên rõ rệt: dồi dào sinh lực, thông minh, khỏe mạnh. Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển với tốc độ cao, người Nhật Bản có sức cạnh tranh rất lớn.

Các chuyên gia đều cho rằng nguyên nhân tăng cường thể chất và tuổi thọ của người Nhật Bản chính là ở chỗ họ đã biết lấy gạo, đậu đỗ, cá và đa dạng hóa các loại thực phẩm. Người Nhật Bản đã lấy ngũ cốc làm món ăn chính, đã biết điều phối tỷ lệ hợp lý giữa các chất protein, chất béo, cacbon hydrat theo tỷ lệ 1:2:5. Trong khi đó, người Mỹ dùng ngũ cốc ít hơn, vẫn lấy “ba cao” làm mô hình ăn uống (ba cao là nhiều chất béo, nhiều protein, nhiều nhiệt lượng) vì thế họ trở nên béo phì, tràn lan “bệnh văn minh”.

Tại một vùng ở Bắc nước Mỹ có một “trung tâm giảm béo” rất độc đáo, nhiều người béo ở nước Mỹ và các nước trên thế giới đã đến đây để chữa bệnh béo phì, hàng ngày họ được ăn ba bữa theo thực đơn chỉ định của bác sĩ. Kết quả hơn hai vạn người đến điều trị đã giảm béo rõ rệt. Một nữ văn sĩ Mỹ sau chín tháng chuyển sang ăn cơm, trọng lượng cơ thể từ 122,5kg đã giảm xuống còn 63,5kg, thân hình trở nên thon thả, đẹp đẽ hơn. Gạo đã trở thành “liều thuốc linh đơn kỳ diệu” giảm béo trên toàn thế giới.

2. Ngũ cốc là thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc

Từ ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã tổng kết: “Ngũ cốc là chính, ngũ quả là phụ, ngũ súc hữu ích, ngũ thái (rau) bổ sung”. Gọi là ngũ cốc, ngũ quả, ngũ súc, ngũ thái (rau) chính là chỉ cách ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó ngũ cốc là chính, các loại hoa quả, thịt, rau là thực phẩm bổ trợ, chúng rất hữu ích cho cơ thể con người. Thực phẩm truyền thống của Trung Quốc ở vùng Giang Nam người ta thường ăn cơm là chính, vì thế cả nam lẫn nữ đều có thân hình rất đẹp, còn ở phương Bắc thường ăn bột mì là chính, nên cả nam lẫn nữ thân hình đều cao to, khỏe mạnh.

Đi đôi với việc nâng cao sức sản xuất, một số người đã phá bỏ truyền thống ăn cổ truyền của nhân dân, từ đó xu hướng ăn các thực phẩm tinh đã dần phát triển, thực phẩm chủ lực mang tính thực vật ngày càng giảm đi, các loại thịt, chim muông, trứng sữa mang tính động vật ngày càng tăng lên, kết quả dẫn tới sự mất cân đối về dinh dưỡng, các bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tiểu đường v.v… hay nói một cách khác “bệnh giàu sang”, “bệnh văn minh” đã đua nhau xuất hiện.

Trong cuốn “kim chỉ nam về bữa ăn của người Trung Quốc” đã nhấn mạnh: Kết cấu bữa ăn của dân tộc Trung Hoa phải là: thực phẩm đa dạng, phối hợp hợp lý, lấy ngũ cốc làm món ăn chính.

3. Giá trị dinh dưỡng của lương thực đã tinh chế

Gạo, mì là món ăn chủ yếu hàng ngày của mọi người, ta thường gọi là lương thực đã tinh chế. Chất cacbon hydrat có hàm lượng rất cao trong gạo và mì, có tới khoảng 70% trở lên, chủ yếu tồn tại dưới dạng tinh bột, sau khi gia công thành thực phẩm chín rất dễ tiêu hóa, đây là nguồn nhiệt năng lý tưởng nhất, kinh tế nhất của loài người.

Thóc sau khi xay xát sẽ trở thành gạo, trong gạo xay có nhiều chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể con người, vitamin B có trong gạo xay chính là chất mà những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh phù nề do thiếu chất vitamin E có thể phòng ngừa được bệnh suy thoái. Gạo xay có thể giảm béo, làm cho người đẹp hơn, phòng được bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

Tuy gạo xay có tỷ lệ dinh dưỡng cao gấp mười mấy lần so với gạo đã giã, nhưng hàng ngày mọi người vẫn thích ăn gạo đã giã hơn. Sở dĩ như vậy là vì: một là do thói quen, hai là do gạo xay khó ăn, khó nấu chín, khó tiêu hóa. Chính vì thế mà mọi người thích ăn tiểu mạch đã tinh chế thành bột hơn.

Các chất lysin (C6H1002N2), leucin, threonin trong hợp chất axit amin còn lại rất cao, cho nên giá trị dinh dưỡng của protein trong gạo vẫn cao hơn tiểu mạch. Ngược lại, tuy giá trị chất protein trong tiểu mạch thấp hơn gạo nhưng lại có hàm lượng protein cao nên có thể lấy ưu thế về số lượng bù đắp cho sự thiếu hụt về chất lượng.

4. Giá trị dinh dưỡng của lương thực thô

Lương thực thô bao gồm ngô, các loại gạo, tiểu mạch, yến mạch, vừng v.v… Ngô nghiền thành bột có thể làm các loại bánh hoặc nấu cháo ăn, giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, là một trong những thực phẩm mọi người rất thích ăn.

Axit nicotinic có trong ngô ở dạng kết hợp, vì thế cơ thể con người không thể tận dụng được, tuy nhiên, nó có thể hòa nhập cùng với chất tryptophan trong cơ thể con người, trong khi đó protein của ngô lại thiếu chất tryptophan, vì thế axit nicotinic hợp thành không thể thỏa mãn được nhu cầu của cơ thể. Trong trấu và cám của các loại ngũ cốc có chứa rất nhiều axit nicotinic. Vì thế, nếu sử dụng bột gạo lâu dài tất sẽ dẫn đến thiếu hụt axit nicotinic. Ngô có khá nhiều các thành phần axit linolic và các axit khác có tác dụng hạ thấp bớt chất cholesterol, có khả năng phòng ngừa bệnh xơ cứng huyết quả não, thần kinh suy nhược và bệnh béo phì v.v…

Đại mạch có tác dụng giảm cholesterol hơn yến mạch, nhưng yến mạch lại có tác dụng lợi gan, nhuận tràng. Gạo cẩm ăn thường xuyên sẽ làm cho tinh thần minh mẫn hơn. Vừng đen là thứ thực phẩm bổ não, phòng ngừa lão hóa và có tác dụng chữa bệnh đường ruột, bệnh bí tiểu, đại tiện, chân tay mệt mỏi và bệnh thiếu máu của sản phụ sau khi sinh nở.

5. Thực phẩm chính không nên chế biến kỹ quá

Nếu chế biến kỹ quá sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối về dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các cơ năng của thân thể. Bữa ăn hỗn hợp có chứa các protein khác nhau mà giá trị dinh dưỡng tương đối thấp thì hàm lượng các axit amin và số lượng của chúng sẽ bổ sung cho nhau, làm cho giá trị dinh dưỡng của các protein được nâng cao rõ rệt, người ta thường gọi đó là tác dụng bổ sung lẫn nhau của protein hoặc “sự bổ sung cho nhau của thực phẩm”. Trong phối chế bữa ăn, lấy gạo và bột làm thực phẩm chính nhưng nếu ăn xem kẽ một lượng thích hợp ngô, gạo cẩm, tiểu mạch, yến mạch, vừng v.v… thì rất tốt. Khi ăn lương thực thô nên kèm theo một ít lương thực tinh và ngược lại, như vậy giá trị dinh dưỡng của lương thực sẽ được nâng lên rất nhiều.

Khi dùng lương thực cần chú ý: không ăn gạo đã biến chất, gạo mốc, không ăn các loại thực phẩm như dầu, lạc, rau, thịt đã biến chất.

Từ khóa bài viết: Lương thực thô,

Comments