Thực phẩm giúp chống táo bón đơn giản

14:02 25/02/2014

(Giúp bạn)


Bạn đang phải đối mặt với cuộc chiến chống lại táo bón. Với các triệu chứng buồn nôn, bụng phình to, chán ăn, đau bụng… làm cho bạn cực kỳ khó chịu. Chúng ta cùng tham khảo những thực phẩm chữa táo bón hiệu quả nhé!


Trị táo bón với thực phẩm lành mạnh


Rau

Rau quả rất tốt nhất cho tất cả các vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là khi nói đến táo bón. Các loại rau có hiệu quả nhất trong trường hợp này là các loại đậu, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, đậu Pháp, đậu xanh và rau bina. Nhưng hãy nhớ, rau nấu chín là tốt hơn cho quá trình tiêu hoá hơn so với rau sống.

Ngũ cốc nguyên hạt

Đây là một nguồn giàu chất xơ. Bạn có thể chọn bánh mì, gạo nâu, lúa mạch của bạn trong chế độ ăn uống . Ngô cũng rất tốt cho tiêu hoá, nó ít calo và nhiều chất xơ là một món ăn tuyệt vời và khoẻ mạnh.

Nước

Nước là chìa khoá để chống táo bón. Khi bạn bị mất nước thì phân cũng rất khó để vượt qua đại tràng. Nước trái cây và nước cải thiện nhu động ruột giúp bạn tránh khỏi táo bón.

thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-1

Nước là chìa khoá để chống táo bón

Trái cây

Hãy nhớ rằng các loại trái cây như: đào, dứa, lê và đu đủ… các loại trái cây tốt cho chuyển động ruột và kích thích bộ máy tiêu hoá hoạt động. Hoa quả cũng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời.

Ô mai

Ô mai là loại trái cây khô lành mạnh cho hệ thống tiêu hoá của bạn. Mận, mơ, nho khô… là một biện pháp khắc phục để kích thích ruột của bạn. Mận khô được con là loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
 

Mật ong
 
Mật ong rất giàu vitamin, khoáng chất và enzyme. Các loại dinh dưỡng này có thể giúp cơ thể tăng cường sự trao đổi chất, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động. Không những vậy, các nhà khoa họ còn chứng minh rằng, mật ong nguyên chất hấp thụ nước và chứa nhiều nước. Do đó, mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.
 
thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-2
 
Các loại hạt
 
Các loại hạt, đặc biệt là ngũ cốc rất giàu vitamin B, E, axit linoleic. Những chất này sẽ làm tăng lượng bifidobacteria trong ruột, cùng với cellulose thực vật kích thích nhu động ruột. Từ đó chúng có tác dụng như 1 loại thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón hiệu quả đấy các bạn ạ.
 
Bắp cải
 
Bắp cải là 1 loại rau phổ biến trong các bữa ăn, nhưng ít ai biết tác dụng tuyệt vời của nó trong việc phòng chống táo bón. Bắp cải có tính hàn, ngọt, chứa nhiều chất xơ thô, vitamin A, B, C. Chính vì vậy bắp cải giúp cơ thể giải độc nhiệt, thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt, và ngăn chặn tình trạng táo bón.
 
thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-3
 
Họ nhà cam
 
Họ nhà cam như cam, quýt, bòng, bưởi… là những loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất phytochemical. Do đó, những loại quả này không chỉ giúp giải nhiệt, đẹp da mà còn tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. 
 
Ăn hoặc uống nước cam vào bữa sáng liên tục trong vài ngày sẽ giúp bạn khắc phục được chứng táo bón đang ghét. Bởi vì buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong những quả này. Tuy nhiên, chúng ta lại không nên uống vào buổi tối vì sẽ gây ra chứng khó ngủ đó!
 
Chuối
 
Chuối là một trong những loài trái cậy nổi tiếng trong việc trị táo bón. Chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng mà chúng ta có thể dùng hàng ngày. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối khi bụng trống không hoặc nấu chín chuối (cả vỏ), có tác dụng lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu. Lưu ý các bạn chỉ nên ăn chuối chín, nói không với chuối xanh, nêu có ăn chuối xanh thì cần nấu chín lên nhé!
 
thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-4

Củ cải trắng
 
Củ cải trắng có nhiều vitamin C và các enzym tiêu hóa nên rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa, và tăng cường sức khỏe cho lá lách và ruột. Ngoài ra loại củ này còn có tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hóa đờm, giải nhiệt, đặc biệt giúp thông tiện đấy. Mỗi ngày nên ăn khoảng 250g là được.
 
Táo
 
Không thể không nhắc tới táo, một loại trái cây có hàm lượng các khoáng chất phong phú và hữu ích. Nhiều nhất là kali, magie, photpho, sắt, mangan, pectin... Ngoài ra, táo còn chứa chất xơ không hòa tan có tác dụng tích cực đến hệ tiêu hóa, chống lại căn bệnh táo bón đáng ghét đấy nhé!
 
thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-5
 
Nước mía
 
Theo y học cổ truyền thì mía có tính mát, có công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa. Nếu bị táo bón thì sử dụng kết hợp giữa nước mía và mật ong sẽ có kết quả rất tốt, chứng táo bón sẽ nhanh chóng biến mất.

Rau mồng tơi: Dùng một nắm lá mồng tơi, rửa kỹ, giã nát vắt lấy nước cốt pha với một tách nước uống, chỉ một vài lần là thấy ruột mát, đi đại tiện dễ dàng. Khi dùng thang này, tránh ăn các thứ cay, nóng, uống rượu; khi uống được vài giờ, ăn thêm củ Khoai lang luộc rất hiệu  nghiệm.

Rau má: Dùng một nắm rau má tươi trộn với giấm và dầu Mè, ăn liền trong vài ngày.

thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-6
 

Rau diếp cá: Lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 – 12 phút, sau đó uống thay trà.

Cà chua: Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.

thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-7
 

Cà rốt: Đây là loại củ chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.

Khoai lang: Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-8
 

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Thêm vào đó, vào mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, bạn cũng nên cần uống một cốc nước đun sôi để nguội sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong suốt 1 ngày bạn cần đáp ứng 2 lít nước cho cơ thể.
 

Chế độ ăn uống và tập luyện chữa trị chứng táo bón


 

thuc-pham-giup-chong-tao-bon-don-gian-9
 
Sự rối loạn chức năng của bất kỳ một đoạn nào của đại tràng (6 đoạn) đều có thể gây chứng táo bón. Chức năng co bóp của ruột bị ảnh hưởng bởi thành phần của thức ăn, trạng thái của các chủng vi khuẩn trong ruột.

Táo bón có thể do yếu tố thần kinh ở những người luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh tâm lý, điều kiện đi đại tiện không thuận tiện (chỗ, thời gian…). Ngoài ra, một số bệnh như trĩ, nứt hậu môn, thoát vị thành bụng, thoát bị bẹn, một số thuốc (antacid, kháng sinh, an thần, chống trầm cảm, chống nôn, lợi tiểu, chữa trị viêm loét dạ dày, hạ huyết áp) cũng có thể gây táo bón.

Ai hay bị táo bón?

Chứng táo bón là một trong các triệu chứng của bệnh đường ruột, bệnh trĩ, bệnh dạ dày, nhưng thường là do rối loạn chức năng ruột, với biểu hiện tăng khoảng thời gian giữa các lần đi đại tiện so với mức sinh lý bình thường hay thường xuyên không đi hết phân. Mức sinh lý bình thường được coi là đi đại tiện không quá 2 – 3 lần/ngày, không ít hơn 3 lần/tuần. Nếu thường xuyên trên 48 giờ mới đi đại tiện, khi đi cần phải làm động tác rặn, số lượng phân ít (dưới 100g) là bị bệnh táo bón.

Điều trị chứng táo bón là một công việc khó khăn, thành công phụ thuộc nhiều vào sự xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, nhưng trước hết - nguyên tắc cơ bản là sự điều chỉnh chế độ ăn.

Chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn là ở nam giới, thường gặp ở những người lao động trí óc hơn là ở những người lao động chân tay. Chứng táo bón ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay đánh rắm, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Đôi khi, chứng táo bón gây hội chứng rối loạn thần kinh- luôn lo sợ và luôn nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa khỏi. Thực ra đa số trong số họ khi thăm khám lâm sàng chẳng phát hiện ra bệnh gì, thường chỉ là do hội chứng rối loạn chức năng ruột (giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, giảm nhu động ruột) với các nguyên nhân dễ điều chỉnh.

Chế độ ăn phòng và chữa táo bón

Tăng cường ăn các thức ăn có tính kích thích nhu động ruột, như: Các thức ăn có nhiều chất xơ: rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc, bánh mỳ đen, gạo lứt. Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế các quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân - kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đi ngoài.

Các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau dền, mùng tơi, rau khoai lang, củ quả (khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu). Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhu động ruột.

Tránh ăn các thức ăn ức chế nhu động ruột, như:

Các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc lá; các thức ăn nóng, các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền…); các thức ăn nhanh (fast food); thức ăn có chứa tinh dầu (tỏi, hành, củ cải), nấm, các đồ rán.

Ngoài ra, muốn phòng ngừa táo bón phải ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4- 5 bữa/ngày), trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua có tác dụng cải thiện chủng vi khuẩn có lợi trong ruột. Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muộn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại…) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.

Uống đủ nước: đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỉ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75 - 78% nước. Nếu tỉ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó khăn di chuyển theo ruột già, còn nếu tỉ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo, mỗi ngày uống khoảng 1,5 - 2 lít gồm nước có canh và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả…). Nếu có thói quen đi đại tiện buổi sáng thì ngay sau khi ngủ dậy uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc có thể gây táo bón (nói ở trên) thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.

Chế độ tập luyện

Cuộc sống tĩnh tại ít vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra chứng táo bón. Tăng cường máy nén khí vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi, cầu lông) sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hóa trong đó có chứng táo bón. Trong khi tập luyện, sự chuyển động của may nen khi các cơ quan nội tạng cải thiện đáng kể chức năng của ruột (ruột được xoa bóp), tăng cường trương lực thành ruột, tăng tiết vào thành ruột muối magiê làm tăng nhu động ruột và phục hồi chức năng tiêu tháo của ruột. Và như vậy có thể nói, đi bộ và chạy sức khoẻ thường xuyên là phương pháp hữu hiệu để chữa chứng bệnh táo bón. Ngoài ra, thường xuyên làm động tác xoa nhẹ ở vùng bụng, xoa với khăn lạnh sẽ có tác dụng tăng cường nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu tháo của ruột.









(ST)

 

Comments