Cách điều trị và phòng bệnh dò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh
(Giúp bạn)Đối với những trường hợp đường rò bị viêm nhiễm thì trẻ phải được điều trị bằng kháng sinh thích hợp trước, khi đường rò ổn định hết tình trạng viêm nhiễm thì trẽ sẽ được phẫu thuật để lấy trọn đường rò.
Theo báo cáo của các cơ sở y tế, hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm tai do dò luân nhĩ có chiều hướng gia tăng. Trong khi hầu hết các phụ huynh khi cho con đến khám bệnh cho biết họ đều phát hiện được cái lỗ nhỏ ở vành tai trên của con, nhưng không biết đó là dò luân nhĩ và có thể gây bệnh.
Có thể gây áp xe nhiều lần
Trí thức trẻ cho biết, theo tiến sĩ Tiến sĩ Lương Hồng Châu, Chủ nhiệm khoa Tai thần kinh, Bệnh viện Tai Mũi Họng, thông thường, các tế bào da chết bong ra sẽ được thay bằng tế bào da mới.
Nhưng trong đường rò này, các tế bào da chết bong ra vẫn tích tụ lại, sau một thời gian sẽ gây viêm nhiễm, sưng và tạo thành ổ áp xe. Đối với đường rò nông, người bệnh có thể nặn ra chất như bã đậu. Đường rò càng nhiều nhánh, khả năng áp xe càng lớn.
“Khi bị áp xe, nhiều người thường chích ra, rạch hút mủ và sử dụng kháng sinh, tình trạng viêm cấp tính có thể hết ở thời điểm đó. Nhưng về bản chất, đường rò vẫn còn đó thì tình trạng viêm nhiễm, áp xe sẽ còn tái phát nhiều lần”, bác sĩ Châu giải thích.
(Ảnh minh họa)
Điều trị dò luân nhĩ
Theo Sức khỏe và đời sống, điều trị dò luân nhĩ cho trẻ sơ sinh phải dùng kháng sinh thích hợp. Sau đó, khi đã hết viêm nhiễm sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ đường dò.
Đối với trường hợp đường dò bị áp-xe, phải điều trị qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: rạch thoát mủ ổ áp-xe trước và kết hợp với điều trị kháng sinh thích hợp;
Giai đoạn 2: phẫu thuật loại bỏ toàn bộ đường dò ổn định.
Phòng ngừa viêm nhiễm
Infonet cho biết, vì đây là bệnh lý về dị tật bẩm sinh nên chúng ta chỉ phòng ngừa được sự viêm nhiễm mà thôi bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hằng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn vào lỗ rò.
Khi thấy trẻ bắt đầu hay đưa tay gãi ở lỗ rò hoặc lỗ rò có những triệu chứng như rỉ dịch nhờn, quanh lỗ rò phình lớn hơn thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám ngay tại các cơ sở có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có cách điều trị sớm và thích hợp sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho trẻ sau điều trị.
Đối với những trường hợp trẻ được phẫu thuật sớm khi lỗ rò chưa có dấu hiệu nhiễm trùng hay chưa có biến chứng áp xe thì vết mổ chỉ để lại vết sẹo nhỏ theo nếp vành tai nên không ảnh hưởng nhiều đến vẻ thẩm mỹ của trẻ.
Tham khảo thuốc: Viên bổ não Viên Bổ Não giúp tăng cường trí nhớ, giúp trí não minh mẫn và nhanh nhẹn, tăng khả năng chống lại stress, cải thiện tình trạng hay quên, ngủ gà ngủ gật, kém tập trung, suy nhược, chóng mặt, đau đầu. |
Tú Liên
Theo GDVN