Cách vệ sinh "vùng kín" an toàn cho bé gái
(Giúp bạn)Cách vệ sinh "vùng kín" ở các bé gái phải cẩn thận hơn so với các bé nam, vì cấu tạo của cơ quan sinh dục phức tạp hơn.
Vệ sinh vùng cơ quan sinh dục bé gái phải tỉ mỉ hơn bé trai
Theo Sức khỏe và đời sống, cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái “đặc biệt” hơn bé trai nên khi chăm sóc, vệ sinh cho bé gái thường phải rất cẩn thận, tỷ mỉ.
Biểu hiện khi viêm nhiễm vùng kín ở bé gái là: bé bị ngứa ngáy, khó chịu, kêu khóc; tiết dịch từ vùng kín màu xanh lá cây, màu nâu...; vùng kín có mùi khó chịu; trẻ bị đái dắt, buốt hoặc đái dầm...
Bé gái còn có thể bị dính môi nhỏ do thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì, thường gặp ở các bé gái dưới 6 tuổi, với các triệu chứng: viêm vùng da môi nhỏ và bị dính vào nhau che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu; khi đi tiểu, nước tiểu có thể chẽ ra các tia mà không thành dòng; nhiễm khuẩn đường tiểu...
Dị vật âm đạo: trẻ bị tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo xảy ra khi âm đạo của trẻ có dị vật. Triệu chứng gồm: chảy máu âm đạo; dị vật hay gặp nhất là giấy vệ sinh, thường gặp ở trẻ dưới 8 tuổi.
Ngoài ra trẻ còn có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn, giun kim, bụi bẩn, đặc biệt, “quần chíp” quá chật hoặc ẩm ướt, quần áo cũ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh.
Cách chăm sóc vùng kín của bé gái
- Theo Kiến thức, khi vệ sinh cho bé, bạn nên dùng một chiếc khăn ướt lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh sự lây truyền những loại vi khuẩn gây hại từ hậu môn lan ra âm đạo.
- Dùng khăn vải mềm lau hoặc rửa vùng kín, sau đó lau khô (nên làm 3 lần/1 ngày). Không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín của bé, vì sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ.
- Tuyệt đối không sử dụng xà bông để vệ sinh vùng kín. Trong trường hợp, bạn sử dụng những loại xà bông có hoạt tính dịu nhẹ để tắm cho bé, bạn cần chắc chắn rằng nó không “tẩy” sạch tất cả các loại vi khuẩn “cư trú” trong vùng kín của âm đạo, bởi ngoài những vi khuẩn gây hại, “vùng kín” còn có nhiều vi khuẩn có lợi.
- Khi muốn lau và vệ sinh vùng kín, bạn nên dùng khăn vải mềm chấm nhẹ thay vì trà xát mạnh, sẽ gây nên những tổn thương cho vùng da nhạy cảm nơi đây.
- Nếu thấy xuất hiện những hiện tượng như sưng phồng, tấy đỏ, chấm trắng hay chảy máu nhẹ nơi vùng kín bạn cũng không nên phải lo lắng, đây là những dấu hiệu bình thường trong một vài tuần đầu sau khi sinh và nguyên nhân là do bé phải chịu sự ảnh hưởng của một loại hormone từ cơ thể người mẹ trong quá trình mang thai.
- Không nên bôi bất cứ loại kem hay dầu nào vào vùng kín của bé trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ.
- Nếu chị em nhận thấy vùng kín của bé có bất cứ sự thay đổi bất thường nào như ngứa ngáy, màu lạ xuất hiện, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín cần được điều trị kịp thời.
Tham khảo thuốc: Lactacyd FH New scent Tắm rửa bằng Lactacyd FH New scent pha loãng 1/3 giúp hạn chế nhiễm trùng da. |
Tiến Khê
Theo GDVN