Những cách giúp bé tránh bị chân vòng kiềng

14:31 14/04/2015

(Giúp bạn)Trước khi có thể tập đi từng bước, bạn cần giúp trẻ học cách giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể, từ việc tập bò, tập ngồi và phát triển cơ ở các bộ phận khác như tay, chân.

Theo Kiến thức, chân vòng kiềng hay chân chữ O là tình trạng gối vẹo trong làm trẻ khi đứng hai gối không sát được vào nhau. Trẻ bình thường sinh ra thì 2 chân đã ở tư thế cong do tư thế bào thai. Sau đó, chân của trẻ sẽ tự điều chỉnh dần dần để trở về hơi vẹo ngoài lúc trẻ được khoảng 18 tháng.

Khi được 3 - 4 tuổi thì xương chân ở một số trẻ có thể điều chỉnh quá mức tạo thành chân chữ X. Chân chữ X của trẻ sẽ được điều chỉnh dần về trục cơ học bình thường đi từ tâm chỏm xương đùi qua gối đến cổ chân khi trẻ đến 5 - 6 tuổi.

Dựa vào quá trình phát triển trên nên chân vòng kiềng nói chung không cần điều trị gì đặc hiệu nhưng cần theo dõi trẻ đến 5 - 6 tuổi. Vấn đề điều trị chỉ đặt ra trong trường hợp chân vòng kiềng do các nguyên nhân khác. Nguyên nhân chân vòng kiềng hay gối vẹo vào trong ở trẻ em có thể là do tình trạng nhuyễn xương (do thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, bệnh lý xương...).

Những nguyên nhân khác như bao gồm u, nhiễm trùng xương, chấn thương xương, đặc biệt là vùng sụn tiếp hợp khiến sự phát triển không đều nhau ở cùng trên một gối khiến gối có thể vẹo.

Những cách tránh chân vòng kiềng

Thường xuyên nắn chân tay cho bé

Cũng theo Sức khỏe cộng đồng, những em bé khi sinh ra chân tay thường cong veo, cộng với khi còn nằm trong bụng mẹ bé thường nằm theo tư thế cuộn tròn vậy nên thường xuyên nắn chân tay cho bé một cách nhẹ nhàng, đều đặn và hướng vào trong từ đùi trở xuống mắt cá chân vừa là tập thể dục cho con vừa là tránh cho bé bị vòng kiềng về sau. Việc này cần tiến hành sau khi bé ăn khoảng 1 giờ là hợp lý và nên đặt bé nằm ở tư thế thoải mái nhất”.

-1

(Ảnh minh họa)

Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Bé được bú sữa mẹ hoàn toàn và được tắm nắng hợp lý đúng cách cũng là biện pháp tốt phòng tránh tật chân vòng kiềng. Đến tuổi bé ăn dặm bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé như can xi, vitamin thiết yếu. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý không nên cho bé ăn quá nhiều vì dễ dẫn đến béo phì.

Không ép bé tập đi sớm

Không nên sốt ruột hay so sánh mà hãy để con phát triển theo đúng khả năng của bé vì trọng lượng của cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến đôi chân non nớt của trẻ. Cho bé tập ngồi xe tập đi sớm cũng là lý do khiến chân bé bị vòng kiềng.

Giúp bé học cách giữ thăng bằng trọng lượng

Trước khi có thể tập đi từng bước, bạn cần giúp trẻ học cách giữ thăng bằng trọng lượng cơ thể, từ việc tập bò, tập ngồi và phát triển cơ ở các bộ phận khác như  tay, chân.

Bé chưa thể làm chủ được trọng lượng khi ngồi xuống, nên bạn hãy luôn ở đằng sau hoặc đặt gối, chăn ở sát sau con để nâng đỡ. Như vậy, sẽ tránh áp lực mạnh ảnh hưởng đến đốt sống hoặc tránh bé bị ngã ảnh hưởng tới hệ xương chân.

Cho bé tập thể dục nhẹ nhàng theo nhạc

Bạn có thể cho bé tập các động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, tay chống hông và nhảy theo nhạc, nhằm tạo thói quen giữ thẳng vai, lưng, hông và  giúp đôi chân săn chắc.

Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi

Thiếu vitamin D trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu canxi, phốt pho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại. Vì vậy, nếu phát hiện con có các biểu hiện như quấy khóc nhiều, hay vặn mình, ra nhiều mồ hôi, chậm cao lớn…, bạn cần tham khảo bác sĩ để bổ sung vitamin D và can xi đúng liều lượng.

Việc đóng tã, bỉm, bế xóc nách sớm

Việc làm này không khiến chân bé bị vòng kiềng vì dưới 2 tuổi, hệ xương và dây chằng rất mềm, đàn hồi tốt nên trẻ ít gặp những chấn thương về xương. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, chân trẻ bị cong hầu hết là do sinh lý (bị cong từ khi nằm trong bụng mẹ). Hiện tượng này sẽ tự hết khi bé được từ 1 tuổi.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Trên xương: vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Mang thai tuần thứ 12: Phản xạ của em bé
-3 Váng sữa và sức khỏe trẻ em
-4 Suy nhược cơ thể ở trẻ em
-5 Vai trò quan trọng của kẽm trong dinh dưỡng trẻ em


Theo GDVN

Comments