Trẻ ngủ hay giật mình: Cách giúp cha mẹ đối phó
(Giúp bạn)Không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hay cho bé bú ngay mà nen quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không.
Cách khắc phục khi trẻ ngủ hay giật mình
Theo Khỏe và đẹp, khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân năng và chiều cao. Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hay cho bé bú ngay mà nen quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên dỗ dành bé cà cho bé bú.
- Không quấn bé quá chặt trong chăn để tránh cho bé toát mồ hôi và có thể bị cảm lạnh. Nên mặc quần áo ngủ thoáng cho bé. Nên giữ cho bé không bị nóng hay lạnh quá trong lúc ngủ.
(Ảnh minh họa)
- Không để đèn quá sáng khi bé ngủ.
- Cho bé chơi sau khi bú mẹ, cho bé nghe nhạc để bé ý thức được đây là khoảng thời gian vui chơi.
- Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vị nhai tay bé lại để bé không giật mình, giữ một lúc mới thả ra. Không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.
- Theo thông tin trên cổng thông tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ, cha mẹ nên xem lại phòng ngủ vào ban đêm có phù hợp chưa. Phòng ngủ cần phảitối, chỉ để đèn ngủ mờ mờ, nhiệt độ từ 27-28 độ C, yên tĩnh.
- Ban đêm bạn tránh nói chuyện với bé, bé có thức dậy thì cho bé bú rồi dỗ bé ngủ lại hoặc để cho bé nằm yên để tự ngủ lại. Bạn nên canh giờ để cho bé bú trướckhi bé tưức giấc hẳn vì để bé thức dậy khóc đòi bú sẽ khó ngủ lại hơn.
- Bé dưới 6 tháng tuổi nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, không cần uống nước vìtrong sữa mẹ đã có đủ nước. Nếu bé bú sữa bột thì chỉ cần uống vài muỗngnước tráng miệng sau khi bú vì nước trong sữa đã đủ nhu cầu nước của bé. Nếu uống nước nhiều sẽ làm bé mất cảm giác khát sữa dẫn đến bú sữa ít đi,không lên cân tốt được.
- Bổ sung vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ vì bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
- Cũng theo Kiến thức, mẹ cần tránh dọa nạt bé, không cho bé xem phim bạo lực, không cho bé ăn quá no khi đi ngủ.
Nếu bé có hiện tượng này kéo dài và sau khi đã loại các nguyên nhân trên, mẹ có thể cho bé đến các bác sĩ để tìm hiểu.
Tham khảo thuốc: Vitamin A Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt. Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hoá. Khi thiếu vitamin A, quá trình tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào đó là các lớp keratin dày lên làm da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi. Trên xương: vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn. Trên hệ miễn dịch: vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho bào có vai trò miễn dịch của cơ thể,tăng tổng hợp các protein miễn dịch. |
Tú Liên
Theo GDVN