Bệnh co thắt tâm vị

15:45 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh co thắt tâm vị còn có nhiều tên gọi khác là: co thắt thực quản, giãn thực quản không căn nguyên, giãn thực quản bẩm sinh...

Theo Khám phá, bệnh co thắt tâm vị có đặc điểm nổi bật là rối loạn hoạt động của thực quản. Đoạn cuối của thực quản đổ vào dạ dày bị co thắt và hẹp lại, còn đoạn trên bị giãn to ra. Bệnh nhân có thể bị tử vong đột ngột do phản xạ tim mạch hay dây thần kinh X, do ngạt thở vì trào ngược thức ăn vào khí quản, do suy dinh dưỡng ở giai đoạn muộn.

Cơ chế của bệnh: Khi ăn , cơ vòng đoạn cuối thực quản không giãn ra, làm cho thức ăn và nước bọt bi kẹt lại ở thực quản, không xuống dạ dày được. Lâu ngày đoạn thực quản trên cơ vòng giãn ra, các lớp cơ thực quản phát triển dày hơn.

Chẩn đoán xác đinh co thắt tâm vị

Cơ năng:

- Nuốt nghẹn: Là triệu chứng nổi bật và xuất hiện sớm nhất ngày càng tăng dần. Thường ở thấp sau xương ức. Nuốt thức ăn nóng dễ hơn lạnh, ăn đặc dễ hơn lỏng.

- Ói: Liên quan đến tư thế, thường vào ban đêm do nằm. Ói những thức ăn cũ ứ trong lòng thực quản. Có thể gây biến chứng viêm phổi hít.

- Đau ngực: Đau sau xương ức, lan sau lưng, lên vai, dưới hàm , cánh tay. Tăng khi uống thức ăn lỏng.

Cận lâm sàng:

- X quang thực quản cản quang: Thực quản dãn rộng, ứ đọng thức ăn ở đọan giãn. Đọan dưới thực quản giãm bị chít hẹp có hình củ cải, mỏ chim. Trường hợp nặng kéo dài: thực quản giãn + vặn xoắn như hình ảnh đại tràng sigma.

-1

- Nội soi thực quản: Tâm vị chít hẹp, niêm mạc chung quanh mềm mại, có thể có viêm thực quản. Giúp chẩn đoán phân biệt K thực quản.

- Chú ý: Có thể chụp CT scan và đo áp lực thực quản , khảo sát nhu động thực quản nhưng không thực sự cần thiết.

Chẩn đoán phân biệt co thắt tâm vị

Cần phân biệt với nuốt nghẹn do bệnh xơ cứng bì, hẹp thực quản do các tổn thương lành tính, chèn ép thực quản từ ngòai vào , do ung thư 1/3 dưới thực quản .

Lý do mắc co thắt tâm vị

ThS. Bùi Hữu Thời chia sẻ trên Sức khỏe đời sống, người ta chưa xác định được nguyên nhân thực sự của bệnh co thắt tâm vị, nhưng biết đến nhiều yếu tố liên quan đến bệnh: tuổi mắc bệnh từ 18-40; nữ bị bệnh nhiều hơn nam; người có dạng thần kinh không cân bằng, dễ xúc cảm, nhất là người cường hệ phó giao cảm; người ăn nhiều gluxid, ít protit, thiếu vitamin nhóm B; người có thói quen ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh; mắc bệnh nhiễm khuẩn như: sốt phát ban, lao, giang mai...; nghiện rượu, thuốc lá, phơi nhiễm chất hoá học; rối loạn nội tiết, viêm dính quanh thực quản, loét tâm vị, giảm trương lực hoặc giảm nhu động cơ thực quản...

Bình thường sau khi nuốt, phần trên thực quản đóng lại gây phản xạ mở phần dưới, nhờ đó thức ăn đi theo nhu động của thực quản và trọng lượng của nó một cách nhịp nhàng xuống dưới. Dây thần kinh X kiểm soát việc đóng mở này, còn việc điều chỉnh trương lực cơ thực quản là do hệ giao cảm chi phối. Nếu có tổn thương thần kinh tại chỗ hoặc trung ương sẽ gây nên các rối loạn hoạt động thực quản, dẫn tới tình trạng phần dưới của thực quản không mở ra theo nhu động bình thường mà co thắt lại gây cản trở lưu thông của thức ăn đi xuống dạ dày.

Phát hiện bệnh co thắt tâm vị thế nào?

Bệnh co thắt tâm vị thời gian đầu thường tiến triển thầm lặng, triệu chứng nghèo nàn nên rất khó xác định lúc bệnh khởi phát. Hầu hết khi bệnh nhân đến khám thì thực quản thường đã giãn to.

Bởi vậy muốn phát hiện bệnh cần nắm vững các triệu chứng sau đây: ở giai đoạn muộn bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng nặng; khó nuốt và nuốt nghẹn,  mức độ phụ thuộc vào tính chất của thức ăn và từng bệnh nhân cụ thể.

Bệnh có thể biểu hiện với nhiều thể bệnh:

- Thể tiềm tàng, bệnh diễn biến thầm lặng trong nhiều năm, khi phát hiện ra thì thực quản đã giãn rất to.

- Thể với triệu chứng của dạ dày, có đau vùng thượng vị, có cảm giác đầy hơi.

- Thể với triệu chứng của tim như đau tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, đau nhói vùng trước tim.

- Thể tiến triển theo từng đợt: bệnh nhân có những đợt bệnh nặng, khó uốt, nôn ọe, hết đợt thì bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường.

- Thể liệt: thực quản giãn rất to, hầu như không có nhu động và không có nôn ọe.

Chụp Xquang có thể thấy mất hình túi hơi dạ dày, phần dưới thực quản bị chít hẹp trong khi phần trên bị giãn to; thấy đoạn hẹp thực quản ngắn và sát ngay trên cơ hoành, phần trên thực quản giãn rất to và gấp khúc như hình bít tất, chiếm 70%; hoặc thấy đoạn hẹp thực quản dài và phần trên chỗ hẹp giãn vừa phải có hình như củ cải, chiếm khoảng 30%. Soi thực quản thấy tâm vị đóng kín, niêm mạc bị viêm, phù nề, sung huyết, có nhiều vết loét. Chụp thực quản cắt lớp vi tính thấy rõ tổn thương từng đoạn.

Bệnh cần phân biệt với các bệnh: đau tim, u trung thất, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày, ung thư thực quản.

Biến chứng co thắt tâm vị

Bệnh không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng: viêm loét thực quản; sẹo xơ gây chít hẹp thực quản; do đoạn thực quản giãn to có thể chèn ép khí quản, tĩnh mạch, tim; viêm phổi, áp-xe phổi do trào ngược thức ăn; ung thư hoá tại vùng viêm mạn  tính; suy dinh dưỡng ở giai đoạn cuối.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Thiếu máu ăn trứng gà có tốt không?
-3 Cho con ăn dặm "chuẩn" theo tháng tuổi
-4 Những thói quen hại cho dạ dày
-5 Bà bầu có được uống thuốc vomina 50 mg không?

Theo GDVN

Comments