Bệnh Crohn: Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ

15:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh Crohn là bệnh viêm tại đường ruột. Nó gây ra viêm niêm mạc đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và thậm chí suy dinh dưỡng trầm trọng.

Thông tin trên trang tin điện tử Bệnh viện Bạch Mai, bệnh Crohn được đặc trưng có những vùng của dạ dày - ruột bị dày lên, có viêm lan ra tất cả các lớp, loét sâu và lớp niêm mạc nứt nẻ xuất hiện u hạt. Tổn thương có thể ở bất kỳ chỗ nào của dạ dày - ruột, xen kẽ vào những vùng mô tương đối bình thường. Đoạn cuối của hồi tràng hay bị bệnh hơn cả.

Bệnh Crohn là nguyên nhân gây ra loét hình thành trong đường tiêu hóa ở bất cứ nơi nào trong cơ thể từ miệng cho tới hậu môn. Tuy nhiên, bệnh Crohn lại gây loét không liên tục ở bất kỳ vị trí nào từ miệng đến hậu môn.

-1

Do các viêm nhiễm gây ra bởi bệnh Crohn thường lây lan và đi sâu vào các lớp mô ruột nên bệnh nhân mắc bệnh Crohn thường rất đau đớn, suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Nguyên nhân bệnh Crohn

Theo Sức khỏe & đời sống, nguyên nhân chính xác của bệnh Crohn vẫn còn chưa biết. Trước đây, chế độ ăn uống và sự căng thẳng đã bị nghi ngờ, nhưng bây giờ các bác sĩ biết rằng mặc dù các yếu tố này có thể làm nặng thêm bệnh Crohn hiện tại, nhưng không gây ra nó. Hiện tại, các nhà nghiên cứu tin rằng một số yếu tố, chẳng hạn như tính di truyền và hệ miễn dịch bị tổn thương, đóng một vai trò trong việc phát triển bệnh Crohn.

Hệ miễn dịch. Có thể là một virus hoặc vi khuẩn có thể gây ra bệnh Crohn. Khi hệ miễn dịch cố gắng để chống lại các vi sinh vật xâm lược, đường tiêu hóa sẽ bị viêm. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một số người phát triển căn bệnh này vì một phản ứng miễn dịch bất thường với vi khuẩn thường sống trong ruột.

Di truyền. Đột biến trong một gen gọi là NOD2 có xu hướng xảy ra thường xuyên ở những người bị bệnh Crohn và dường như liên quan với một khả năng cao hơn cần phẫu thuật điều trị bệnh. Các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm những đột biến gen khác có thể đóng một vai trò trong bệnh Crohn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh Crohn

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh Crohn có thể bao gồm:

Tuổi. Bệnh Crohn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng ngày càng có khả năng mắc bệnh ở những người trẻ tuổi. Hầu hết mọi người được chẩn đoán bệnh Crohn trong độ tuổi từ 20 và 30.

Chủng tộc. Mặc dù người da trắng có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này, bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ chủng tộc nào. Nếu là người gốc Do Thái, nguy cơ thậm chí còn cao hơn.

Tiền sử gia đình. Nguy cơ cao hơn nếu có một người thân, như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị căn bệnh này. Có đến 1/5 số người bị bệnh Crohn có một thành viên trong gia đình mắc căn bệnh này.

Hút thuốc lá. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc cũng dẫn đến bệnh nặng hơn và nguy cơ phẫu thuật lớn hơn. Nếu hút thuốc, hãy cai thuốc ngay.

Nơi sinh sống. Sống ở một khu vực đô thị hoặc ở một nước công nghiệp có nhiều khả năng phát triển bệnh Crohn. Bởi vì bệnh Crohn xảy ra thường xuyên hơn giữa những người sống ở các thành phố và các quốc gia công nghiệp, có thể là các yếu tố môi trường, bao gồm chế độ ăn giàu chất béo hoặc thực phẩm tinh chế đóng vai trò trong bệnh Crohn. Những người sống ở vùng khí hậu phía Bắc cũng có vẻ có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn.

Sử dụng Isotretinoin. Isotretinoin (Accutane) là một thuốc mạnh đôi khi được dùng để điều trị sẹo mụn trứng cá bọc hoặc mụn không đáp ứng với điều trị khác. Mặc dù nguyên nhân chưa được chứng minh, các nghiên cứu đã báo cáo sự phát triển của bệnh viêm ruột khi sử dụng isotretinoin.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Mặc dù các thuốc này - ibuprofen, naproxen, diclofenac, piroxicam và những thuốc khác không gây ra bệnh Crohn, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Ngoài ra, thuốc có thể làm cho bệnh Crohn hiện tại trầm trọng hơn.

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

Trà Mi

Nên đọc
-2 Lý do khiến bệnh viêm loét dạ dày lâu khỏi
-3 Điều trị bệnh viêm loét dạ dày bằng thức phẩm
-4 Ăn đúng cách cho người đau dạ dày
-5 Trị đau dạ dày bằng bài thuốc thiên nhiên

Theo GDVN

Comments