Hội chứng "tự kỉ mùa đông"

15:48 14/04/2015

(Giúp bạn)Mùa đông còn ẩn chứa những hiểm họa khôn lường, mà nổi bật nhất chính là hội chứng trầm cảm theo mùa SAD.

Từ tác hại khó tin của mùa đông

Theo Màn ảnh sân khấu, mùa đông dù mang theo cái lạnh buốt giá nhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt. Nhiều người yêu mùa đông bởi đây là mùa của quần áo ấm, của thức ăn đêm nóng hổi như ngô nướng, xôi bánh khúc...

Nhưng ít ai biết rằng, dưới góc độ khoa học, mùa đông là thủ phạm khiến rất nhiều người bị “tự kỷ”. Các chuyên gia gọi đó là hội chứng trầm cảm theo mùa SAD (Seasonal affective disorder). Hiểu đơn giản, đây là căn bệnh sợ một số mùa trong năm (thường là mùa thu, mùa đông).

Biểu hiện của hội chứng "tự kỷ mùa đông"

Biểu hiện của bệnh là tâm trạng ủ rũ, rối loạn ăn uống, ngủ nghỉ... Thông thường, bệnh nhân sẽ tự khỏi khi mùa xuân và mùa hè tới.

Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra một số lý giải khác nhau về nguồn gốc chứng bệnh này. Có giả thuyết cho rằng, việc thiếu hụt ánh nắng Mặt trời vào mùa đông là thủ phạm của SAD.

Cụ thể, trong điều kiện ít ánh sáng, cơ thể sản sinh nhiều melatonin hơn bình thường, dẫn đến cảm giác luôn muốn ngủ, mất tập trung.

Mặt khác, nhiều nhà khoa học còn cho rằng SAD là biểu hiện của việc tiến hóa của loài người khỏi việc ngủ đông. Thời tiền sử, sự khan hiếm thức ăn khiến cơ thể điều chỉnh nhu cầu calories thấp hơn thông thường, gây nên tình trạng ủ rũ, không vui vẻ.

Hệ quả

Hệ quả là người mắc hội chứng này vào mùa đông thường xuyên thiếu tập trung trong công việc. Cái lạnh còn khiến nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng, dẫn tới việc ăn uống thiếu kiểm soát.

Cùng với tâm trạng không tốt và thường xuyên ngủ nướng, bệnh nhân có nguy cơ tăng cân và trầm cảm lớn hơn rất nhiều người bình thường. Nguy hiểm hơn, không ít trường hợp bệnh trở nên nặng hơn bình thường, dẫn tới rối loạn tâm thần rất khó phục hồi và chữa trị.

Chống "tự kỷ mùa đông"

Mở cửa sổ vào buổi sáng là cách tốt nhất để đón ánh nắng Mặt trời hiếm hoi vào mùa đông. Không chỉ sưởi ấm căn phòng, ánh sáng trắng Mặt trời còn giúp bạn chống tật ngủ nướng do làm cơ thể giảm tiết melatonin.

-1

Ánh sáng là cứu cánh cho những ai có nguy cơ mắc chứng trầm cảm theo mùa.Mặt khác, ánh nắng giúp chúng ta tổng hợp nhiều vitamin D hơn, từ đó ngăn chặn nguy cơ mắc chứng SAD.

Tiếp theo, hãy chuẩn bị trong phòng một chiếc đèn bàn chiếu sáng và sử dụng chúng khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần 30 phút.

Chuyên gia Julia Ross chỉ ra rằng, việc làm này có thể làm tăng một lượng serotonin nhất định trong cơ thể. Hormone này có rất nhiều chức năng trong cơ thể, trong đó có việc kiểm soát sự tập trung, tránh bốc đồng ở mỗi cá nhân.

Ngoài ra, càng tới mùa đông, bạn càng nên tập thể dục thể thao nhiều. Điều đó giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể, làm ấm nhanh chóng và giúp hạn chế các biểu hiện tăng cân hay trầm cảm.

Trong vấn đề ăn uống, một trong những cách hiệu quả nhất giúp giảm bớt tác động của SAD, đó là ăn các loại hoa quả giúp gia tăng hàm lượng serotonin trong máu, nhất là trái mơ.

Ánh sáng tỏa ra từ bóng đèn có tác dụng như một Mặt trời tí hon, truyền thêm sức mạnh cho con người chống lại trầm cảmBên cạnh mơ, những đồ ăn như ngũ cốc không đường, gạo hạt dài cũng rất có tác dụng trong việc chống lại chứng trầm cảm mùa đông. Những thức ăn này giúp chuyển hóa thành đường trong máu rất chậm, duy trì mức độ serotonin trong máu lâu hơn.

Cuối cùng, hãy uống càng nhiều càng tốt các loại đồ uống nóng hổi, đặc biệt là trước bữa ăn. Uống một cốc trà hoặc nước ấm mỗi ngày không chỉ làm ấm cơ thể gần như ngay lập tức mà còn giúp giảm nhu cầu ăn của con người, hạn chế tác dụng phụ tăng cân do SAD gây ra.

Tuy nhiên, bạn nên tránh uống rượu và các đồ uống có caffeine, bởi chúng làm gia tăng cảm giác lo âu, căng thẳng ở con người.

Thanh niên cho biết, theo hãng tin ANI, các nhà khoa học thuộc Đại học Massachusetts và Đại học Johns Hopkins (Mỹ) rút ra kết luận trên sau khi khảo sát ở một nhóm tình nguyện viên nam từ 13 - 27 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng.

Các tình nguyện viên được chia làm 2 nhóm: nhóm dùng hợp chất sulforaphane, chiết xuất từ các loại rau nhà họ cải kể trên và nhóm dùng giả dược.

Kết quả sau 18 tuần là các tình nguyện viên bổ sung sulforaphane cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan tới bệnh tự kỷ như hay cáu gắt, tình trạng hiếu động thái quá, hành động lặp đi lặp lại cũng như khả năng giao tiếp.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Trong bóng tối vitamin A(cis-retinal) kết hợp với protein là opsin tạo nên sắc tố võng mạc rhodópin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Ung thư thanh quản
-3 Các yếu tố nguy cơ và biến chứng của ung thư thận
-4 Nấc là nguyên nhân của những bệnh gì?
-5 Những dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu sắt

Theo GDVN

Comments