Bệnh dại: Cách xử lý vết thương và phòng ngừa bệnh
(Giúp bạn)Bệnh dại do virus dại cổ điển gần như gây tử vong 100% trên người, hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Cách xử lý vết cắn khi bị động vật cắn
Vnmedia dẫn tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cung cấp những thông tin giúp người dân hiểu rõ, biết cách phòng tránh cách xử lý khi bị động vật cắn.
Nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau:
- Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
- Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod, nếu có.
- Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
- Những điều không nên làm đối với vết cắn của động vật
Cần tránh:
- Sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm.
- Băng bó, đắp thuốc kín vết thương.
Bệnh dại phát triển trong cơ thể con người như thế nào?
- Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi-rút dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da (gọi là mô dưới da), hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống).
Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính khoảng 12-24 mm mỗi ngày. Người bị nhiễm bệnh có những thay đổi hành vi và có những biểu hiện lâm sàng khi vi rút bắt đầu xâm nhập vào não bộ. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1 năm.
Phòng ngừa bệnh dại
Trách nhiệm người nuôi chó :
Theo Sức khỏe & đời sống, chó phải được tiêm phòng dại định kỳ hàng năm của cơ quan thú y.
- Thời điểm tiêm phòng:
+ Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi.
+ Nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
- Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Ở thành phố, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng.
-Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
- Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã.
Khi nào phải tiêm vắc xin chống bệnh dại sau khi bị cắn?
Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bạn bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Cần áp dụng PEP trong các điều kiện sau đây:
- Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.
- Nếu màng nhầy ở vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.
- Nếu con vật đã cắn người bị chết, biến mất trong thời gian theo dõi, có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường.
- Nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.
Điều trị bệnh dại
Điều trị nguyên nhân
- Chăm sóc phần cơ thể bị liệt:
+ Luôn đặt chi ở tư thế sinh lý.
+ Xoa bóp, tập vận động sớm.
+ Đề phòng bị loét bằng cách thay đổi liên tục tư thế nằm, nằm đệm nước hoặc đệm không khí có ngăn.
- Đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát (đường hô hấp, tiết niệu...).
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Chăm sóc người bị bệnh dại
Chăm sóc bệnh nhân
- Chống loét, chống mảng mục: Thay đổi tư thế cho bệnh nhân luôn, xoa bột talc vào những nơi tiếp xúc với giường nằm, vệ sinh thân thể người bệnh sạch sẽ.
- Phục hồi chức năng được là tùy thuộc vào sự rèn luyện kiên trì và phương pháp điều trị có kế hoạch từng giai đoạn để phục hồi.
- Điều trị lý liệu pháp có thể phục hồi chức năng vận động để người bệnh tự phục vụ được.
- Kiểm tra mắt, tai mũi họng để sớm phát hiện các biến chứng liệt dây thần kinh vận động: mắt có bị lác không, có liệt màn hầu, dây thanh âm không.
Trà Mi
Theo GDVN