Bệnh giãn phế quản
(Giúp bạn)Giãn phế quản có thể gây viêm phổi, áp-xe phổi, thoái hóa bột phổi; giai đoạn cuối, giãn phế quản đưa đến tâm phế mạn.
Giãn phế quản là gì?
Thanh niên dẫn lời BS. Hồ Văn Cưng cho biết, giãn phế quản do hậu quả của các bệnh như viêm xoang, viêm tai, viêm mũi, viêm vùng răng miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, một số bệnh nghề nghiệp...
Các bệnh kể trên gây nhiễm trùng ở phế quản kéo dài và tái phát nhiều lần dẫn đến tổn thương các sợi cơ, sợi chun và sụn phế quản. Đồng thời, các chất xuất tiết ùn tắc lại trong phế quản và gây ra phản xạ ho, từ đó gây tăng áp lực trong lòng phế quản kéo dài, dẫn tới giãn phế quản. Lúc đầu, giãn phế quản chỉ là tạm thời nhưng nếu điều trị không tốt thì tổn thương sẽ trở thành không hồi phục. Các tổn thương gây hẹp phế quản như polýp phế quản, dị vật phế quản...
Giãn phế quản do hóa chất thường gặp ở những người làm việc lâu ngày với các hóa chất bay hơi. Các hóa chất này khi hít vào đường hô hấp sẽ gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản. Còn giãn phế quản bẩm sinh chỉ chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh. Đa số đều thấy ở người trẻ và có kết hợp với bệnh phổi đa nang.
Nguyên nhân gây giãn phế quản
Giãn phế quản mắc phải
Loại này chiếm tới 90% số bệnh nhân giãn phế quản. Có thể gặp khi:
+ Viêm đường hô hấp kéo dài: thường là hậu quả của các bệnh như viêm xoang,viêm tai,viêm mũi,viêm vùng răng miệng,nhiễm khuẩn đường hô hấp,nhiễm vi rút đường hô hấp,một số bệnh nghề nghiệp...Các bệnh này gây nhiễm khuẩn phế quản kéo dài và tái diễn,dẫn đến tổn thương các sợi cơ,sợi chun và sụn phế quản. Đồng thời, các chất xuất tiết ùn tắc lại trong phế quản và phản xạ ho gây tăng áp lực trong lòng phế quản kéo dài sẽ dẫn tới giãn phế quản.
+ Lao phổi: trong lao phổi,hiện tượng xơ sẹo phát triển sẽ gây biến dạng và chít hẹp phế quản, tại đó tình trạng viêm nhiễm và ứ đọng các chất xuất tiết sẽ dẫn tới tổn thương các cấu trúc thành phế quản,kết hợp với phản xạ ho gây tăng áp kéo dài sẽ làm phế quản bị giãn ra.Tuỳ từng thể lao mà khả năng gây giãn phế quản khác nhau: lao xơ hang gây giãn phế quản nhiều hơn 4 lần lao hạt và nhiều hơn 11 lần lao thâm nhiễm.
+ Các bệnh viêm nhiễm vi rút ở phổi và phế quản: các bệnh này gây bội nhiễm,ho và tăng áp trong lòng phế quản kéo dài.
Lúc đầu,giãn phế quản chỉ là tạm thời,nhưng do điều trị không tốt thì tổn thương sẽ trở thành không hồi phục và dẫn tới bệnh giãn phế quản.
+ Các tổn thương gây hẹp phế quản: khi các phế quản bị hẹp sẽ gây ùn tắc trong phế quản,gây viêm nhiễm, xuất tiết kéo dài và tổn thương các cấu trúc thành phế quản,đồng thời sự chít hẹp này cũng gây tăng áp trong lòng phế quản và dẫn tới giãn phế quản tăng dần. Các bệnh lý hay gây nên tình trạng này là: các Polip phế quản, dị vật phế quản, các bệnh lý hạch ở rốn phổi như lao hạch, Hodgkin, Lymphosacom...
+ Giãn phế quản do hoá chất: thường gặp ở những người làm việc lâu ngày với các hoá chất bay hơi. Các hoá chất này bị hít vào đường hô hấp, gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản,đồng thời gây phản xạ ho và tăng áp trong lòng phế quản kéo dài dẫn tới giãn phế quản.
Giãn phế quản bẩm sinh
Giãn phế quản bẩm sinh chỉ chiếm khoảng 10% số bệnh nhân giãn phế quản. Đa số đều thấy ở bệnh nhân trẻ và có kết hợp với bệnh phổi đa nang. Giãn phế quản bẩm sinh thường là loại giãn phế quản hình túi và thường có những tổn thương bẩm sinh khác kèm theo.
Triệu chứng của giãn phế quản
Trang Sức khỏe & đời sống cho biết, các bệnh nhân giãn phế quản thường có các dấu hiệu sau:
- Khạc đờm: là dấu hiệu gợi ý chẩn đoán, những bệnh nhân điển hình, có thể thấy khạc đờm rất nhiều, mỗi ngày có thể khạc ra tới 500ml, thậm chí có trường hợp khạc ra đến 1 lít đờm mủ. Đờm có thể có mùi hôi, thối, màu xanh, vàng hoặc đục như mủ. Khi để đờm lắng xuống có thể thấy 3 lớp rõ rệt: lớp trên là bọt; lớp giữa là nhầy mủ; lớp dưới là mủ đục.
- Ho ra máu: ho, khạc ra máu lẫn đờm, lượng máu có thể ít (dưới 50ml) hoặc nhiều (> 200ml). Có trường hợp máu có thể ộc ra, gây tắc nghẽn đường thở, làm bệnh nhân khó thở dữ dội và có thể tử vong.
- Khó thở: đây cũng là biểu hiện khá thường gặp, một số bệnh nhân có thể có khó thở với tiếng cò cứ, làm nhầm tưởng với bệnh hen phế quản.
- Đau ngực: là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phổi ở vùng giãn phế quản.
- Khi dùng ống nghe khám phổi có thể thấy nhiều tiếng nổ lép bép ở vùng giãn phế quản.
Trà Mi
Theo GDVN