Bệnh tay chân miệng đang vào mùa, cần làm gì để bảo vệ trẻ?

Hải Yến 23:21 31/03/2017

(Giúp bạn) - Thời tiết giao mùa đang tạo điều kiện cho nhiều vi-rút, vi khuẩn phát triển gây bệnh cho trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh tay chân miệng và ho gà hiện nay. Vậy bạn cần phải làm gì để bảo vệ trẻ?

1. Mức độ nguy hiểm của bệnh

Đối với bệnh nhi bị ho gà, trẻ có thể kéo dài từ đó suy kiệt sức lực do sức đề kháng còn rất yếu, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ho gà còn gây ra tình trạng thiếu oxy trong cơ thể dẫn tới các biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não… thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Tay chân miệng là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành đại dịch. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút, nhưng đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh. Trẻ có thể sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng. Tại vùng họng (lưỡi, nướu, bên trong má) của trẻ có thể thấy các chấm đỏ sau dần phát triển thành các bọng nước và tổn thương loét. Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh dễ biến chứng thành viêm não dẫn tới tử vong.

bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng
bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng

2. Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

- Tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà ngay khi trẻ đến lịch tiêm chủng. Hiện nay loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là Quinvaxem (vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não mủ do Hib) vẫn được sử dụng tại các địa phương.

- Bên cạnh đó, các loại vắc-xin dịch vụ như Pentaxim (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não mủ do Hib; Infanrix Hexa (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib) đang trong tình trạng khan hiếm. Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch hiệu quả phòng bệnh có thể đạt đến 90%. Ngoài ra cần cách ly trẻ với người có dấu hiệu ho gà vì bệnh rất dễ lây qua đường không khí.

những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

3. Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ

+ Vệ sinh cơ thể hàng ngày, đặc biệt là bàn tay, súc miệng và làm sạch tai - mũi - họng

cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

+ Dọn dẹp gọn gàng nơi ở của gia đình và phòng nghỉ của trẻ. Tẩy trùng nhà cửa, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.

+ Hạn chế tối đa để trẻ mút tay, cho đồ chơi vào miệng.

+ Theo dõi trẻ bị sốt đang sống trong vùng dịch. Không đưa trẻ đến trường trong thời gian nghi ngờ mắc bệnh lây truyền.

cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Comments