Bệnh thấp khớp
(Giúp bạn)Những người mắc bệnh thấp khớp chủ yếu là ở độ tuổi trung niên và thanh niên. Vậy luyện tập thế nào để phòng căn bệnh này?
Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp
Vietnamnet cho biết, nếu như sức khỏe bình thường thì không sao nhưng một khi cơ thể đang trong trạng thái sức đề kháng kém, hoặc luôn ở trong một môi trường đặc biệt, thì thời tiết sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, do đó mà bị bệnh thấp khớp.
Có một số thanh niên khi bị cảm và ho thì thường không coi trọng, cho rằng những bệnh vặt vãnh này chỉ cần uống thuốc cảm là khỏi. Có nhiều người thấy đỡ là không điều trị nữa, nhưng thực tế cho thấy lúc này bệnh cảm còn chưa khỏi hẳn.
Những người sức khỏe không được tốt thường dễ bị thấp khớp, cảm và ho phát triển thành viêm họng, hoặc viêm amiđan mạn tính, vi khuẩn trong cơ thể sẽ sản sinh phản ứng biến dạng, nhẹ thì bị viêm khớp nặng thì dẫn đến thấp khớp chạy vào tim.
Những người thường xuyên trong môi trường giá lạnh hoặc cả ngày tiếp xúc với nước cũng dễ bị thấp khớp. Qua tiếp xúc với những căn bệnh trong lâm sàng, các chuyên gia y tế cho biết, do những nguyên nhân trên mà bị mắc bệnh thấp khớp thì phần lớn là những phụ nữ làm việc bàn giấy và những người nội trợ.
Nhiều phụ nữ không chú ý mặc cho ấm, trong mùa đông giá lạnh lại mặc váy ngắn trên đầu gối, khiến cho đầu gối bị lạnh. Những chị em nội trợ tay thường phải tiếp xúc với nước, nên hơi nước lạnh ngấm vào khớp ngón tay, khiến các ngón tay không được linh hoạt... Tất cả những điều đó đều là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thấp khớp.
Ngoài ra, do không chú ý tránh gió, mặc cho ấm, nên nhiều chị em sau khi sinh đẻ bị đau lưng và nhức chân, thực ra đều là do phong thấp. Nhất là hiện nay khoa sản của nhiều bệnh viện đều có lắp điều hòa nhiệt độ, sản phụ khi sinh đẻ bị ra nhiều máu, sức đề kháng hạ thấp, nếu như lúc này mà bị lạnh thì rất dễ bị phong thấp, nếu chị em không chú ý sau này dễ dẫn đến bệnh thấp khớp.
Bị thấp khớp nên tập luyện thế nào?
Theo Dân trí, luyện tập nhiều hơn để giảm đau và cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn? Điều này dường như thật khó đối với chứng thấp khớp nhưng sự thực đúng là vậy. Chính sự thiếu vận động sẽ làm giảm sự linh hoạt và khả năng dịch chuyển của khớp.
Chọn những bài tập Aerobic nhẹ
Những bài tập này sẽ làm tăng sức chịu đựng và sức mạnh của hệ xương và cũng làm mạnh thêm các cơ chân. Các bài tập Aerobic nhẹ là leo cầu thang, đi bộ, nhảy.
Thực hiện: bắt đầu bằng cách luyện tập vài phúc mỗi ngày, tăng dần thời lượng theo sức chịu đựng của cơ thể cho tới khi đạt 30-60 phút/ngày, thực hiện vào các ngày trong tuần.
Bơi lội
Bơi lội là một trong những cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cho tất cả các khớp cũng như bảo vệ lưng mà hoàn toàn không gây áp lực lên các khớp.
Thực hiện: Bắt đầu một cách từ từ với chỉ vài phút dưới bể bơi nước ấm. Dùng một miếng kickboard (một loại đồ chơi đi bơi giống miếng ván) khi bạn bắt đầu và dùng nó để di chuyển dưới nước. Phấn đấu dần dần để có thể bơi 30 phút mỗi lần.
Isometric ngực
Bài tập này là một cách khác để tạo cơ bắp.
Thực hiện: Để 2 tay ngang ngực, 2 lòng bàn tay áp vào nhau chặt nhất có thể. Giữ trong 5 giây rồi để nghỉ 5 giây. Thực hiện như vậy 5 lần. Khi đã quen thì có thể kéo dài thời gian áp chặt tay vào nhau lên 10-15 giây, nghỉ 5 giây rồi lại áp chặt tay 10-15 giây… Nếu bài tập này làm đau khớp thì hãy hỏi nhà vật lý trị liệu để có một bài tập ngực khác phù hợp hơn.
Isometric duỗi vai
Thực hiện: Đứng thẳng, lưng dựa vào tường và tay để sang 2 bên. Cùi tay thẳng, áp lòng bàn tay vào tường. Giữ như vậy trong 5 giầy rồi nghỉ. Thực hiện như vậy 10 lần.
Bài tập cho đùi
Bài tập này giúp tăng cường cơ ở bắp đùi và tập trung vào đầu gối.
Thực hiện: Ngồi trên sàn nhà hay giường với 1 chân thẳng và 1 chân co. Căng cơ của chân để thẳng hết mức có thể. Giữ cơ đùi thật chặt và đến đến 6. Thư giãn và lặp lại. Đổi chân. Dần dần tăng cường độ với thời lượng căng cơ lên 10-15 giây, thực hiện 2 lần ngày với mỗi chân.
Bài tập căng cơ để tăng độ mềm dẻo
Sự kéo căng thường xuyên là cách quan trọng để tăng cường sự linh hoạt và hồi phục sự vận động của các khớp. Để giảm đau, tắm nước nóng hoặc ấm trước và sau bài tập. Cũng có thể đi bộ 10 phút trước khi tập căng cơ để giảm nguy cơ chấn thương. Giữ căng trong 30 giây trong giới hạn cơ thể cho phép.
Chú ý: có thể dùng khăn tắm để nối giữa 2 tay nếu cảm thấy việc nắm 2 tay với nhau khó khăn.
Co duỗi ngón tay
Thực hiện: đưa tay ra phía trước, song song với vai, nắm chặt tay và rồi mở rộng các ngón tay hết mức có thể. Lặp lại bài tập với cường độ tăng dần lên tới 20 động tác/lần. Thực hiện 2 lần/ngày.
Duy trì sự linh hoạt của cổ tay
Bài tập này cần 1 chiếc bàn/ghế. Người tập ngồi cạnh bàn/ghế, tay phải để lên bàn (chỉ từ phần khuỷu tay), tay trái cầm các ngón tay phải kéo nhẹ về đằng sau. Thực hiện thật chậm dãi cho đến khi cảm thấy bắt đầu đau thì thôi. Đổi tay. Mục tiêu là thực hiện được 20 lần cho cả 2 tay. Thực hiện bài tập 2 lần/ngày.
Bài tập cho khuỷu tay
Thực hiện: tay để thẳng, song song với sàn nhà, ngửa bàn tay lên. Dùng tay còn lại kéo bàn tay kia về phái sau, hướng lòng bàn tay về phía sàn nhà. Giữ trong 30 giây. Đổi tay.
Xoay hông
Thực hiện: Ngồi trên sàn nhà hoặc giường với chân duỗi thẳng, quay 2 cổ chân vào nhau, giữ trong 5 giây rồi quay 2 cổ chân ra ngoài, giữ trong 5 giây. Lặp lại. Tăng dần cường độ lên 10 giây và thực hiện 20 động tác/lần, 2 lần/ngày.
Đôi chân linh hoạt
Thực hiện: Mặt hướng vào tường, lòng bàn tay áp vào tường, 1 chân đặt lên gần tường, chân sau duỗi căng. Làm động tác đẩy tường. Giữ trong 30 giây. Thực hiện 3 lần rồi đổi chân.
Tham khảo thuốc: Jex: Giảm đau xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. |
Trà Mi
Theo GDVN