Bệnh tiêu chảy: Triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa

15:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Người ta dựa vào tính chất của tiêu chảy để phân loại thành tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính (tiêu chảy kéo dài).

Triệu chứng, biểu hiện bệnh tiêu chảy

Theo Sức khỏe & đời sống:

Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tiêu chảy kéo dài

- Số lần đi ngoài khi giảm, khi tăng.

- Tính chất của phân: Lúc lỏng, lúc đặc, lổn nhổn, có mùi chua, khẳm, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp đường.

- Phân có thể nhầy hồng hoặc có máu, khi đi đại tiện phải rặn, khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài sau lỵ.

- Trẻ biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị tiêu chảy lại.

-1

Virus gây tiêu chảy

Biểu hiện toàn thân

- Trẻ sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao, dẫn đến suy dinh dưỡng nặng nếu trẻ tiêu chảy kéo dài quá lâu.

- Thiếu vitamin: Dấu hiệu thiếu vitamin nhóm tan trong dầu, mỡ (A, D, E, K): khô mắt, còi xương, xuất huyết.

- Thiếu các yếu tố vi lượng, muối khoáng như: kẽm, selen, kali, phospho.

Các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp

Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: Viêm tai giữa, viêm VA mãn, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết.

Khi có các bệnh nhiễm khuẩn, phải điều trị các bệnh này thì điều trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả.

Trong tiêu chảy kéo dài, trẻ thường mất nước nhẹ và vừa chỉ bồi phụ nước bằng đường uống.

- Tiêu chảy kéo dài là hậu quả của tình trạng rối loạn hấp thu do sự tổn thương niêm mạc ruột tiếp tục và sự hồi phục niêm mạc ruột bị gián đoạn bởi nhiều nguyên nhân gây ra. Hậu quả dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng nặng.

- Do khả năng đào thải vi khuẩn giảm, các loại vi khuẩn xâm nhập hoặc bám dính liên tục làm tổn thương các lớp tế bào hấp thu bề mặt niêm mạc ruột như lớp glycocalyx, lớp vi nhung mao và các tế bào hấp thu có chứa rất nhiều men như men tiêu hóa đường discacharidaze, đặc biệt là men lactoze gây tình trạng kém hấp thu đường lactoza.

- Chế độ ăn có nhiều chất đường (như lactose, đối với chế độ ăn sữa động vật) làm tăng thẩm thấu cũng như các protein động vật chưa được tiêu hóa hết có thể hấp thu qua niêm mạc ruột bị tổn thương, làm tổn thương nặng thêm và kích thích cơ thể sinh các kháng thể gây dị ứng thức ăn và tổn thương niêm mạc ruột.

- Do thiểu năng hấp thu muối mật ở ruột non, các vi khuẩn tăng sinh làm phân hủy muối mật, gây thiểu năng hấp thu các chất béo và lượng lớn muối mật không được hấp thu xuống đại màng gây tiết dịch.

- Tiêu chảy kéo dài được coi như là một bệnh dinh dưỡng, liên quan chặt chẽ với tình trạng suy dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Hiện tượng sụt cân trong tiêu chảy kéo dài là do giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, do ăn kiêng, do thức ăn có đậm độ năng lượng thấp, do thiếu các vitamin và các yếu tố vi lượng là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và đổi mới niêm mạc ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Chẩn đoán bệnh bệnh tiêu chảy

- Xét nghiệm phân trong trường hợp:

+ Phân lẫn chất nhầy, máu.

+ Sốt cao 38,5 độ C.

+ Đại tiện phân lỏng 6 lần/ngày hoặc kéo dài 48 giờ.

+ Đau bụng nhiều.

+ Bệnh nhi, người cao tuổi (60 tuổi).

- Nội soi trực-đại tràng kết hợp sinh thiết (bác sĩ chỉ định khi cần thiết).

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Theo Tiền phong:

1. Rửa tay thường xuyên và nhất là sau mỗi lần sử dụng các phương tiện công cộng.

2. Khi áp dụng chế độ ăn kiêng, phải tập cho cơ thể quen dần, tránh chuyển qua chế độ ăn kiêng đột ngột, đặc biệt là chế độ ăn có các loại rau quả, trái cây, ngũ cốc và các loại sản phẩm từ sữa.

3. Thực phẩm đã bị rơi xuống đất, tuyệt đối không được sử dụng.4. Rửa trái cây và rau quả thật sạch trước khi sử dụng.

5. Nấu thức ăn thật chín, đặc biệt là thịt.

6. Tránh các loại thực phẩm có chất sorbitol - một loại chất được tìm thấy trong các thực phẩm ăn kiêng.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Một số bài thuốc trị chứng tiêu chảy
-3 Người lớn bị tiêu chảy nên ăn gì?
-4 Phân biệt tiêu chảy cấp rota với ngộ độc thức ăn
-5 Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Theo GDVN

Comments