Bị chảy máu cam thường xuyên là bệnh gì?

16:07 14/04/2015

(Giúp bạn)Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến với nhiều người.

Chào Bác sĩ. Cháu là nữ, năm nay cháu 16 tuổi nặng 45kg. 7 năm nay cháu hay bị chảy máu cam, mỗi lần chảy xong cháu mệt mỏi. Chảy không phân biệt ngày hay đêm cháu mong bác sĩ xem xét giúp cháu. Cháu cảm ơn!

BS. Từ Tấn Tài - Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa trả lời:

Chào bạn,

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Riêng về câu hỏi của bạn cung cấp rất ít thông tin cho Bác sĩ nên chỉ có thể trả lời chung chung như sau đây mà thôi. Để giúp được nhiều hơn cho bạn, bạn có thể cung cấp tiếp các thông tin sau: từ bé đến giờ có mắc bệnh gì không? Có đang uống thuốc gì không? Mũi chồng bạn ngoài chảy máu cam có bị nghẹt, chảy mũi, hắt xì không? Cháu chảy máu cam lúc ngủ hay đi ngoài nắng rồi về chảy máu mũi? Có khi nào trong đêm ngủ chảy máu mũi sáng ra thấy máu bầm ở mũi không? Trong gia đình có ai mắc bệnh dễ chảy máu khó cầm không? Mỗi lần chảy chỉ vài giọt rồi thôi hay chảy kéo dài?

-1

Không nên chủ quan khi chảy máu cam kéo dài và thường xuyên

Chảy máu mũi như bạn có nhiều nguyên nhân: viêm mũi viêm xoang mãn tính, polyp mũi, loét niêm mạc vách ngăn mũi, u hốc mũi, tăng huyết áp gây vỡ mạch máu mũi,…Cũng có nguyên nhân gây chảy máu mũi rất đơn giản là do có thói quen ngoáy mũi. Cần bỏ thói quen xấu này (không được ngoáy mũi) và cắt ngắn móng tay thường xuyên. Vì khi móng dài, sắc, ngoáy vào mũi sẽ gây tổn thương mạch máu mũi dẫn đến chảy máu mũi.

Bạn nên đến khám Bác sĩ tai mũi họng, nội soi mũi xoang, đo huyết áp nhằm tìm ra nguyên nhân chảy máu mũi.

Bên cạnh đó, bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra chức năng đông cầm máu ở Viện Huyết học truyền máu trung ương -Hà Nội hoặc khoa Huyết học các bệnh viện để loại trừ các nguyên nhân chảy máu do rối loạn về huyết học gây ra.

Khi bị chảy máu mũi thì làm gì? Lời khuyên tốt nhất là lúc chảy máu mũi là nên tìm bóng mát ngồi tựa lưng nghỉ ngơi, cúi mặt (không phải ngữa cổ), há miệng thở, lấy ngón tay trỏ đặt vuông góc cùng bên cánh mũi chảy máu ép vào vách ngăn mũi bịt kín nơi chảy máu. Giữ như vậy 10 phút. Nếu được thì đắp thêm khăn ướt lên mũi để máu nhanh cầm.

Chúc bạn nhanh khỏi chảy máu mũi.

Chào Bác sĩ! Em tên Phúc năm nay 17 tuổi, em rất hay bị chảy máu cam. Em bắt đầu chảy máu cam từ khi lên lớp 1, họ hàng nhà e nói rằng lớn lên em sẽ không chảy nữa nhưng nó vẫn cứ hay chảy. Có tuần em chảy mau cam 3 đến 4 lần, cũng có lúc một ngày em chảy máu cam 2 đến 3 lần. Mỗi lần chảy máy cam em thường đau đầu và chóng mặt, có lúc thì sáng sớm ngủ dậy em đã bị chảy máu cam. Bác sĩ cho em đây là dấu hiệu của bệnh gì và em cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Cảm ơn Bác sĩ!

BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trả lời:

Chào bạn!

Hiện tượng bạn bị chảy máu cam có thể là do sức bền thành mạch của bạn kém hoặc có thể do có các bất thường trong quá trình đông và cầm máu. Nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng sức bền thành mạch kém là do thiếu hụt vitamin C. Để khắc phục tình trạng này, chế độ ăn của bạn nên tăng cường các đồ ăn giàu vitamin C như: các loại củ, quả chua, các loại rau xanh,…

Uống bổ sung thêm Vitamin C viên sủi, ngày uống 2 viên trong 10 ngày. Không nên dùng vitamin C liều cao kéo dài.

Ngoài ra, các bất thường về máu như: giảm số lượng tiểu cầu (bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, ung thư máu,…) hoặc thiếu hụt các yếu tố đông máu (Hemophilia A, B, C),…

Vì vậy, nếu sau khi bổ sung thêm vitamin C mà các triệu chứng chảy máu cam không đỡ giảm thì bạn nên đi khám chuyên khoa huyết học để bác sĩ trực tiếp khám và kiểm tra cho bạn.

Chúc bạn khỏe!

Tham khảo thuốc:

Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Vincystin có dùng được cho trẻ em không?
-3 Dinh dưỡng cho người suy thận chưa chạy thận
-4 Chữa đau mắt do dị ứng
-5 Những cách giữ cho thận khỏe mạnh

Theo GDVN

Comments