Cách giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt

15:16 14/04/2015

(Giúp bạn)Nên tập cho trẻ có thói quen ăn uống tốt ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, giúp trẻ ăn uống ngon miệng, phòng tránh biếng ăn hiệu quả.

Theo Báo điện tử Người lao động, biếng ăn là vấn đề gây đau đầu không ít bà mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ như trẻ bị suy dinh dưỡng, nhiễm giun sán, viêm đường hô hấp, viêm amiđan, bệnh lý răng miệng, rối loạn đường tiêu hóa... hoặc biếng ăn sinh lý trong một vài giai đoạn như trẻ mọc răng, biết bò, tập đi...

Phổ biến nhất là biếng ăn do tâm lý, khi trẻ có cảm giác bị ép buộc phải ăn hết xuất, phải ngồi một chỗ, hoặc cảm giác bị bỏ rơi khi mẹ giao cho người khác chăm sóc hoặc bị đánh lừa như cho thuốc vào thức ăn, vào sữa... hoặc do cách chế biến không phù hợp, quá cứng hoặc quá mềm so với độ tuổi, không cân đối các thành phần dinh dưỡng, nhiều trường hợp chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn cả xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng...

Hoặc biếng ăn do sai lầm trong chọn thời điểm cho ăn dặm, ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi), ăn cơm quá sớm (trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm).

Đôi khi biếng ăn ở trẻ lại chỉ do tâm lý của cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con, thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, cho rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.

Tập cho trẻ có thói quen ăn uống tốt là cách phòng tránh biếng ăn hiệu quả

Khi trẻ biếng ăn, hãy tìm hiểu nguyên nhân để có cách khắc phục hợp lý. Tốt nhất các bà mẹ nên trang bị cho mình kiến thức chăm sóc trẻ, đặc biệt tập trẻ có thói quen ăn uống tốt ngay từ khi bắt đầu cho ăn dặm, giúp trẻ ăn uống ngon miệng, phòng tránh biếng ăn hiệu quả.

- Tập trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn từ giai đoạn ăn dặm, lúc này hệ thống vị giác của trẻ chưa phát triển nên dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn có mùi vị khác nhau và tạo thành thói quen ăn uống đa dạng khi lớn. Chế biến thức ăn cho trẻ phải có độ mềm phù hợp với độ tuổi, đảm bảo đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, cho ăn cả xác thịt, cá, rau...

- Làm trẻ thích thú với bữa ăn: kể chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn, trình bày màu sắc bắt mắt, mùi vị hấp dẫn, hỏi ý kiến trẻ trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ chọn thức ăn mình thích, để trẻ tự xúc ăn hoặc tự bốc thức ăn... Trẻ ăn cùng gia đình trong không khí vui vẻ thoải mái, trẻ sẽ học ăn từ người lớn, bữa ăn của trẻ trở thành cuộc vui.

-1

- Tạo bữa ăn thoải mái, tránh cứng nhắc, khuôn khổ, không nên canh quá kỹ từng bữa ăn (từng muổng bột, vài chục ml sữa..), không ép buộc khi trẻ không muốn ăn. Không nên kéo dài bữa ăn quá lâu, nếu sau 30 - 40 phút bé chưa ăn hết xuất cũng nên cho bé nghỉ, bé sẽ ăn bù vào bữa sau. Không bao giờ ép buộc trẻ ăn hoặc la mắng trong khi ăn làm trẻ sợ hãi sẽ biếng ăn nhiều hơn.

- Không bao giờ cho thuốc vào thức ăn làm trẻ sợ và luôn cảnh giác với thức ăn.

- Không dùng thức ăn vào các mục đích khác như trừng phạt hay khen thưởng.

- Không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn chính trong vòng 1,5 đến 2 giờ để trẻ có cảm giác đói sẽ ăn uống ngon miệng hơn.

- Làm gương cho con: Báo điện tử Kiến thức cho hay, trẻ có xu hướng học theo cách ăn của bố mẹ. Vì vậy, bạn hãy làm tất cả những gì muốn bé làm, con sẽ hành xử giống cha mẹ. Hãy ăn chung với trẻ và cho chúng thấy rằng bạn thích thú khi ăn những thực phẩm lành mạnh, điều đó khuyến khích trẻ bắt chước và tạo thành thói quen.

- Tập cho trẻ thói quen tập thể dục: Hãy khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời đổ mồ hôi. Điều này rất tốt để cơ thể bé giải trừ những độc tố ra ngoài. Hơn nữa, sau khi bé vận động, bộ máy tiêu hóa cũng đòi hỏi nhiều thực phẩm hơn.

- Hạn chế vừa ăn vừa xem ti vi: Nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ ít xem ti vi có thể giảm béo nhanh hơn vì hoạt động tay chân nhiều, thậm chí có thể nhanh nhẹn hơn. Hơn nữa, khi bé vừa ăn vừa xem, thường rất khó để kiểm soát bé ăn bao nhiêu, chưa kể đến thời gian bữa ăn kéo dài khiến cho đồ ăn không còn ngon miệng.

- Lên danh sách món ăn: Hỏi tất cả mọi người trong gia đình xem món nào họ thích ăn nhất và lập ra danh sách. Những loại thức ăn này là nguồn thay thế tuyệt vời cho những món sẽ bị loại trong chế độ ăn mới. Hãy khuyến khích trẻ tự nêu ra những món ăn bổ dưỡng và bạn có thể kết hợp chúng với những món ưa thích của gia đình.

- Cả nhà cùng ăn: Hãy cho bé cơ hội tự tay chuẩn bị thức ăn cho mình, chúng sẽ hiểu được cách làm nên những món ăn lành mạnh thế nào. Bạn có thể yêu cầu bé rửa rau, sắp xếp đồ ăn lên đĩa hoặc cho phép bé tự bỏ những gia liệu yêu thích vào từng món ăn. Chắc chắn, trẻ sẽ rất thích thú với tác phẩm của mình.

- Cho trẻ làm quen với món ăn mới khi chúng đói: Có thể rất khó để đưa một món mới vào thực đơn của trẻ. Vậy làm sao để trẻ thích ăn những món ăn mới lạ và ngon bổ này? Hãy đợi đến khi trẻ đói, và dọn những món ăn này lên, chắc chắn chúng sẽ ăn nó một cách ngon lành.

- Giảm đồ ngọt: Chắc hẳn bé nào cũng ưa đồ ngọt, và điều này gây khó cho bạn. Hãy tạo thói quen cho trẻ bằng cách chia sẻ cho con bạn biết về mối nguy hại của sâu răng hay béo phì với những tấm gương cụ thể khi thấy chúng ăn quá nhiều đồ ngọt. Quan trọng là bạn không tận tay đưa cho chúng những thực phẩm nhiều đường.

Thuốc tham khảo: Cốm trẻ em Upkid

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Rau dền có lợi cho trẻ ăn dặm
-3 Cho trẻ ăn bữa sáng đúng cách
-4 Những lưu ý khi cho trẻ ăn rau mầm
-5 Cho trẻ ăn nhiều dưa dễ bị tiêu chảy

Theo GDVN

Comments