Chứng đổ mồ hôi đêm
(Giúp bạn)Chứng đổ mồ hôi đêm là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại việc gia tăng nhiệt độ trong người, vì đổ mồ hôi sẽ lấy đi một phần nhiệt lượng của cơ thể làm cho thân nhiệt và da chúng ta trở nên mát hơn.
Vietnamnet đưa tin, khi nhiệt độ tăng lên, nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy nóng bừng bừng và bắt đầu toát mồ hôi. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường, giúp làm mát cơ thể nhưng việc đổ mồ hôi quá mức có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.
Theo các chuyên gia, đổ mồ hôi là phản ứng miễn dịch bình thường trước sự nhiễm trùng, vì cơ thể phải đẩy cao nhiệt độ của mình để cố gắng tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, nếu điều này thường xuyên xảy ra với lượng mồ hồi tiết ra quá mức, bạn cần đi thăm khám bác sĩ.
Cảnh báo bệnh khi đổ mồ hôi đêm
An ninh Thủ đô cho biết, có những lúc cơ thể chúng ta không hoạt động mà vẫn đổ mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm, điều này cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.
Ung thư: Theo các bác sĩ chuyên khoa về ung thư thì chứng đổ mồ hôi về đêm là một triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư, thông thường là ulympho. Nếu bạn thấy mồ hôi ra quá nhiều vào ban đêm và kèm theo một số dấu hiệu như giảm cân đột ngột và sốt thì nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe.Bệnh béo phì: Những người béo phì thường có thân nhiệt cao hơn người có cân nặng bình thường, bởi vì lượng mỡ dưới da của họ quá dày. Điều này có nghĩa là so với những người có trọng lượng trung bình thì người béo phì có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn không chỉ khi họ hoạt động thể chất mà kể cả khi nghỉ ngơi. Vì vậy, những người béo phì nên chọn một chế độ ăn kiêng giảm cân để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Stress và căng thẳng mãn tính: Căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày theo bạn cả vào trong giấc ngủ sẽ không tốt cho hệ thần kinh và sức khỏe. Điều đó có thể gây ức chế hoạt động các dây thần kinh, thậm chí có người còn gặp “ác mộng” khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn về đêm kể cả khi bạn đang ngủ. Ngoài ra, những cảm xúc hồi hộp, lo lắng và những tình huống căng thẳng sẽ phóng thích adrenaline vào hệ tuần hoàn, khiến bạn tiết mồ hôi nhiều hơn.
Bệnh truyền nhiễm: Một căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm đó là bệnh lao. Những bệnh nhân này thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm hơn người bình thường. Ngoài ra, đổ mồ hôi đêm cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như: viêm nội tâm mạc (viêm van tim), viêm tủy xương và có thể là triệu chứng của căn bệnh thế kỷ HIV (AIDS).
Nguyễn nhân gây đổ mồ hôi đêm
Theo Sức khỏe và đời sống, căn nguyên gây ra chứng bệnh mồ hồi đêm có thể do:
Thời kỳ mãn kinh: Các cơn nóng bừng trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ có thể xảy ra vào ban đêm gây ra đổ mồ hôi. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến của mồ hôi đêm ở phụ nữ lớn tuổi.
Hội chứng tăng tiết mồ hôi (hay còn gọi là Hyperhidrosis tự phát): đây là một bệnh về rối loạn thần kinh thực vật, một dạng bệnh mạn tính khiến cơ thể ra quá nhiều mồ hôi mà không rõ nguyên nhân. Bệnh này không chỉ gây đổ mồ hôi ban đêm mà cả ban ngày cũng bị, người bệnh khi có cảm xúc thái quá đều có thể gây đổ mồ hôi. Ban đêm có thể do những giấc mơ khiến người bệnh đổ mồ hôi.
Đổ mồ hôi do dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn đến đổ mồ hôi đêm như các thuốc chống trầm cảm. Theo nghiên cứu có từ 8-22% người dùng thuốc chống trầm cảm bị đổ mồ hôi đêm bởi các loại thuốc này làm thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh tới não. Ngoài ra nhiều loại thuốc như thuốc hạ sốt, một số thuốc kháng sinh phổ biến như aspirin, acetaminophen, các thuốc có thành phần giảm đau. Thậm chí các chất như nicotine, caffeine cũng tác động tới não làm tăng tiết mồ hôi vào ban đêm.
Do thần kinh: Một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi không phổ biến nhưng là một yếu tố chỉ định như sau chấn thương, đột quỵ, các bệnh thần kinh, bệnh rỗng tủy sống- syringomyelia đều có thể dẫn đến chứng đổ mồ hôi đêm.
Trà Mi
Theo GDVN