Corticoid có thể gây loãng xương?
(Giúp bạn)Corticoid giúp cơ thể chống lại những tình huống nguy kịch (đau đớn, nhiễm trùng...). Corticoid được dùng để điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh hiểm nghèo.
Theo Báo điện tử Người lao động, corticoid là một chất nội tiết do 2 tuyến thượng thận tiết vào trong máu, 2 tuyến này nằm ngay ở phía trên 2 quả thận.
Bình thường, corticoid giúp cơ thể chống lại những tình huống nguy kịch (đau đớn, nhiễm trùng...). Corticoid được dùng để điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra, corticoid được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau: Chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn...; bệnh dị ứng, bệnh ngoài da, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; bệnh khớp, bệnh miễn dịch, viêm phần trước mắt; viêm đại tràng, viêm gan mạn tự miễn và một số bệnh ác tính về máu.
Ngoài ra còn trị xuất huyết giảm tiểu cầu do cơ chế miễn dịch, tán huyết miễn dịch... Chính vì nhiều công dụng như thế nên nhiều người lầm tưởng thuốc corticoid là loại “thần dược”, trị được bách bệnh.
Tác hại của việc lạm dụng corticoid
Những tác hại này thường gặp ở những người dùng corticoid lâu dài. Cụ thể: Gây suy tuyến thượng thận do khi dùng thuốc corticoid từ ngoài vào cơ thể sẽ làm ức chế tuyến thượng thận bài tiết ra corticoid. Lúc đó, cơ thể hay mệt mỏi, nôn, nặng hơn nữa có thể gây huyết áp thấp hay tụt huyết áp.
Ngoài ra, corticoid gây tăng cân do giữ muối nước, cơ thể bệnh nhân mập ra, vai rộng, bụng to, chân tay teo lại, da mỏng dễ bầm máu, nứt da bụng, rậm lông.
.Dùng corticoid còn dễ bị sỏi thận do tăng đào thải canxi qua đường tiểu, hạ kali trong máu làm bệnh nhân bị yếu cơ, có thể loạn nhịp tim. Cortisol làm giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng hô hấp.
Có thể gây hại cho thai, làm trẻ em chậm phát triển chiều cao, gây thiểu năng sinh dục ở nam giới, nữ có thể rối loạn kinh nguyệt, loét dạ dày tá tràng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
Đặc biệt, thuốc còn gây hoại tử xương vô trùng, thường ở đầu xương đùi; teo cơ, chủ yếu cơ mông, cơ tứ đầu đùi. Tâm thần kinh biểu hiện mất ngủ, nóng nảy, kém chú ý, cơn hưng phấn hay trầm cảm, ý định tự tử.
Liệu corticoid có gây loãng xương?
Corticoid có thể gây loãng xương?
Trả lời trên Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ Hữu Phan cho biết loãng xương là bệnh khá phổ biến hiện nay ở người cao tuổi. Bệnh đã và đang trở thành vấn đề cần được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng nhất là ở người cao tuổi và phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương, cần lưu ý tránh dùng kéo dài những loại thuốc có gây ra loãng xương điển hình là thuốc có chứa corticoide. Đặc biệt dưới dạng thuốc uống hay thuốc tiêm có loại tác dụng kéo dài 3 - 6 tháng vì dùng corticoid lâu ngày làm cho xương bị mất chất vôi, xương xốp dần nên nên khi té ngã dễ bị gãy xương.
Nhiều người thích dùng vì tác dụng kéo dài này nhưng quên rằng tác hại của thuốc nếu có cũng sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Thông thường corticoid hay bị lạm dụng để chữa các chứng đau nhức khớp vì giá rẻ dễ mua mà tác dụng giảm sưng, giảm đau nhanh nhưng không thấy được hết hậu quả tai hại vô cùng của nó.
Một số người lớn tuổi bị đau nhức khớp đã nghe lời mách bảo của người quen tự mua corticoid uống vô tình làm trầm trọng thêm bệnh loãng xương vốn có của mình.
Thực tế, corticoid không điều trị hết bệnh mà chỉ làm giảm triệu chứng Nhưng với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nêu trên nhắc cho chúng ta phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc dạng đề xa. Vấn đề cơ bản là, không nên tự dùng thuốc mà chỉ dùng thuốc khi có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Thuốc tham khảo: Fosamax Plus FOSAMAX PLUS được chỉ định trong: - Điều trị loãng xương ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh để phòng ngừa gãy xương, bao gồm gãy xương hông và xương sống (gãy lún cột sống) và để giúp đảm bảo đủ vitamin D. - Điều trị loãng xương ở nam giới để ngăn ngừa gãy xương và để giúp đảm bảo đủ vitamin D. |
Thùy Linh
Theo GDVN