Dấu hiệu xuất huyết dạ dày và cách xử lý

15:57 14/04/2015

(Giúp bạn)Dạ dày là cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa. Đau bụng, đi ngoài phân bất thường thì hãy nghĩ đến bệnh xuất huyết dạ dày.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày

Triệu chứng của xuất huyết dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí chảy máu và mức độ máu chảy ra. Thông thường gặp các dấu hiệu sau:

-  Nôn ra máu khi chảy máu nhiều: Là triệu chứng thường gặp, chảy máu dạ dày - tá tràng thường nôn ra dịch màu hồng có máu đen lẫn cục hoặc lẫn thức ăn, mùi tanh nồng nặc. Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản thường nôn ra máu ồ ạt, máu đỏ tươi, số lượng nhiều, máu ra ngoài đỏ tươi sau đông lại, thường nặng và tỷ lệ tử vong cao.

-1

-  Đi phân ngoài đen khi máu chảy ra ít một: Phân đen như bã cà phê, mùi khắm, thường lỏng. Hoặc phân có máu tươi ở trường hợp do chảy máu nhiều như trong vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc chảy máu ở đoạn thấp của đường tiêu hóa.

-  Các triệu chứng do mất máu: Mất máu ít một kéo dài làm ảnh hưởng tới toàn trạng, bệnh nhân thường xanh xao, yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp mất máu cấp tính mức độ nặng thường kèm theo triệu chứng sốc: Da xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít, khó thở, có thể co giật...

Khi thấy phân có màu đen, hơi lỏng sền sệt, mùi thối khẳm, đổ thêm nước vào phân tan rã tạo dịch màu hồng. Nhưng trước đó 12 giờ đến 1 ngày không ăn tiết canh, lòng lợn thì cần theo dõi nghi ngờ bị chảy máu dạ dày.

Việc cần làm khi bị xuất huyết dạ dày

- Trường hợp nôn ra máu và đi ngoài phân đen, thường là mất máu ở mức độ vừa hoặc nặng là tình trạng cấp cứu, bệnh nhân cần phải được điều trị cấp cứu. Tùy theo khả năng và điều kiện chăm sóc y tế ở địa phương mà có quyết định phù hợp.

- Bệnh nhân đi ngoài phân đen, kèm theo triệu chứng thiếu máu nhẹ hoặc các triệu chứng khác kèm theo như đau vùng thượng vị, có dùng những thuốc ảnh hưởng đến dạ dày cần theo dõi sự bài tiết phân. Xem mức độ thay đổi màu sắc của phân và các dấu hiệu kèm theo, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn còn nóng. Bố trí đưa bệnh nhân khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Tuy vậy, khi theo dõi thấy phân thay đổi màu sắc nhanh, trở về màu vàng bình thường của phân vẫn nên đi khám bệnh  xác định nguyên nhân để phòng tránh những đợt chảy máu tiếp theo có thể ở mức độ nặng hơn.

Người đưa tin cho biết thêm, trong bệnh lý dạ dày tá tràng, thuốc nam cũng có vai trò quan trọng trong việc điều trị dự phòng, một số loại thường được sử dụng là: cam thảo, chè dây, mật ong, nghệ… Hiện nay, các công ty dược trong nước đã sản xuất khá nhiều biệt dược từ nghệ, mật ong có thể sử dụng an toàn.

GS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày.

Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan, bảo vệ thận, phòng nhồi máu cơ tim....

Tham khảo thuốc;

Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ.

TràMi

Nên đọc
-2 Dinh dưỡng cho người đau dạ dày
-3 Dùng thuốc muối chữa đau dạ dày: Có nên kéo dài không?
-4 Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
-5 Những thực phẩm có lợi cho dạ dày

Theo GDVN

Comments