Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chẩn đoán và phòng ngừa
(Giúp bạn)Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây sưng đột ngột, đau, hoặc cảm giác nóng. Huyết khối tĩnh mạch sâu nguy hiểm vì có thể gây ra biến chứng thuyên tắc phổi.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, huyết khối tĩnh mạch sâu là một biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân nằm bệnh viện với sự hình thành huyết khối, thường là ở tĩnh mạch sâu của chi dưới. Huyết khối ở chi dưới có thể theo máu đến phổi gây tắc động mạch phổi gọi là thuyên tắc phổi, là một bệnh lý nặng nề, có thể dẫn đến tử vong đột ngột[3]. 80% huyết khối tĩnh mạch sâu không có triệu chứng cho đến khi xảy ra biến chứng nặng nề là thuyên tắc phổi. Nếu bệnh nhân không gặp biến chứng thuyên tắc phổi thì sẽ có đến 20-50% sau này bị hội chứng hậu huyết khối với biểu hiện loét, đau nhức và giới hạn vận động chi dưới.
Huyết khối tĩnh mạch sâu ít gặp ở lứa tuổi dưới 40 nhưng gặp nhiều ở những người trên 45 tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở các tĩnh mạch sâu khắp cơ thể, nhưng thường thấy ở bắp chân và bắp đùi, do máu đông đóng thành khối gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần mạch máu. Khoảng 10% trường hợp bị bệnh có thể gây nghẽn mạch phổi và tử vong.
Chẩn đoán bệnh Huyết khối tĩnh mạch sâu
Làm thế nào để xác lập chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu?
- Nghi ngờ trên lâm sàng.
- Siêu âm Doppler tĩnh mạch.
- Chụp tĩnh mạch: tiêu chuẩn vàng.
Những phương pháp không xâm nhập để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu:
+ Phương pháp đồng vị phóng xạ.
+ Ít được sử dụng
+ Phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu phần dưới của chi dưới.
- Siêu âm Doppler tĩnh mạch
+ Khám bằng siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới.
+ Tính nhạy cảm và đặc hiệu tùy thuộc vào kỹ thuật viên.
+ Có thể phát hiện với độ chính xác trên 95% các huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính của phần trên chi dưới (các huyết khối những tĩnh mạch nằm phía trên tĩnh mạch bắp chân).
+ Đặc biệt hữu ích trong trường hợp huyết khối các tĩnh mạch chậu, đùi và kheo.
- Chụp cắt lớp tĩnh mạch
+ Hiếm khi được sử dụng.
+ Độ nhạy cảm và đặc hiệu tương tự siêu âm.
- Chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch
+ Có thể hữu ích, đặc biệt những bệnh nhân mà kết quả siêu âm không xác định được.
+ Chính xác không những đối với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới mà còn cho cả huyết khối tĩnh mạch sâu vùng chậu.
Xét nghiệm nào là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu?
Chụp tĩnh mạch:
- Chụp tĩnh mạch với chất cản quang rất nhạy cảm nhưng liên quan với nhiều biến chứng như xuất ra ngoài mạch chất cản quang, phản ứng dị ứng và huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra sau thủ thuật ở 2% số bệnh nhân.
- Phương pháp đáng tin cậy nhất nhưng trở nên hiếm được thực hiện.
Tại sao chụp tĩnh mạch hiếm khi được thực hiện?
Chụp tĩnh mạch là phương pháp xâm nhập, đòi hỏi tiêm chất cản quang, bệnh nhân phải chịu bức xạ, có thể gây nên huyết khối tĩnh mạch sâu, khó thực hiện ở những bệnh nhân nằm bất động (phòng hồi sức cấp cứu).
Độ chính xác của siêu âm Doppler tĩnh mạch trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu
Siêu âm Doppler tĩnh mạch có độ nhạy cảm và đặc hiệu cao (>90%) trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính ở những bệnh nhân có những triệu chứng cấp tính một bên chi làm nghi ngờ chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu.
Khi nào thì siêu âm doppler tĩnh mạch ít xác thực hơn trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu?
Huyết khối tĩnh mạch sâu vùng chậu hông, các bệnh nhân không có triệu chứng, các bệnh nhân chỉnh hình và huyết khối tĩnh mạch sâu mãn tính.
Phòng ngừa Huyết khối tĩnh mạch sâu
Sức khỏe & đời sống cho biết, trước khi mổ, có thể dùng các biện pháp sau đây để phòng chống huyết khối tĩnh mạch sâu:
1. Dùng thuốc kháng đông trước và ngay sau khi phẫu thuật. Kỹ thuật này đặc biệt hữu hiệu đối với các phẫu thuật thay khớp trong chấn thương chỉnh hình, như thay khớp gối.
Có thể dùng thuốc kháng đông nếu bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim hoặc nhập viện vì những bệnh lý nặng khác.
2. Đeo tất băng ép trong lúc phẫu thuật. Dụng cụ này ép chân đều đặn giúp máu lưu thông qua tĩnh mạch cho đến khi bệnh nhân có thể đi đứng lại bình thường.
3. Tất thun ép, đề phòng máu ứ trệ ở tĩnh mạch.
4. Đi bộ và tập luyện các động tác chân càng sớm càng tốt sau phẫu thuật.
Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp:
- Tăng cường vận động, nhất là sau một ca phẫu thuật kéo dài.
- Phụ nữ sau khi sinh đẻ, cần tránh bất động hoặc nằm lâu ngày.
- Những người ít vận động, cần tăng cường vận động.
- Người có rối loạn về đông máu cần được dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ
- Nếu phải đi trên tàu, xe, máy bay trong thời gian dài nên lưu ý tạo tư thế ngồi thoải mái, cứ khoảng 30 phút cần co duỗi chân, thỉnh thoảng nên đi lại cho khí huyết lưu thông.
Một số biện pháp hiệu quả gồm:
- Cử động chân. Chỉ cần ngồi một chỗ trong thời gian dài, máu có thể tụ ở chân, tạo thành máu đóng cục. Vì vậy, cứ mỗi 1-2 giờ, nên đứng dậy và đi loanh quanh, bất kể đang ngồi ở bàn làm việc hay đang đi trên xe hoặc máy bay (co duỗi cơ chân trong khi ngồi cũng có tác dụng).
- Có lối sống lành mạnh: nên bỏ thói quen hút thuốc. Hút thuốc góp phần làm xơ cứng động mạch, qua đó làm tăng nguy cơ máu đóng cục đồng thời uống nhiều nước, vì việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ bị máu đóng cục.
- Duy trì trọng lượng hợp lý, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh nhằm tăng cường sức khỏe tim mạch và vận động thể chất thường xuyên.
- Việc uống thuốc ngừa thai có thể làm tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, nên cân nhắc và thận trọng.
- Nhận biết các dấu hiệu của bệnh để phòng tránh, nên chú ý tình trạng đau, sưng, tình trạng đỏ hoặc thay đổi màu sắc ở một bên chân hay có cảm giác nóng trên da ở khu vực bị ảnh hưởng.
Tham khảo thuốc: Jex: Giảm đau xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. |
Trà Mi
Theo GDVN