Làm sao để sỏi thận không tái phát?
(Giúp bạn)Sỏi thận nếu không có biến chứng (đi tiểu ra máu, sỏi tụt xuống niệu quản, gây cơn đau…) thì không cần điều trị hay nói cách khác vẫn sống hòa bình.
Tôi bị bệnh sỏi tiết niệu đã 2 lần bị cơn đau quặn thận (lần gần đây nhất cách 1 năm đã điều trị bằng tán sỏi). Vừa qua, đi khám, kết quả ghi sỏi thận phải kích thước 5mm. Xin hỏi bệnh của tôi có nguy hiểm không? Làm thế nào để sỏi không tái phát?
BS. Vũ Ngọc Anh trả lời trên Sức khỏe & đời sống:
Để dễ dàng hình dung, bạn coi bể thận như một thùng chứa nước đặt bên trên và niệu quản là cái ống dẫn nước xuống. Sỏi thận nếu không có biến chứng (đi tiểu ra máu, sỏi tụt xuống niệu quản, gây cơn đau…) thì không cần điều trị hay nói cách khác vẫn sống hòa bình. Nếu sỏi nhỏ dưới 4mm thì chỉ cần uống nước đều đặn mỗi ngày và trong bữa ăn nên có thêm chút chất chua làm cho nước tiểu bớt chất kiềm.
Nếu viên sỏi nhỏ, nó có thể đi xuống bàng quang và được nước tiểu tống ra ngoài khi ta đi tiểu. Nếu sỏi của bạn khá to và sần sùi, nó sẽ mắc kẹt trong niệu quản gây tắc nước tiểu từ thận xuống làm cho bể thận bị giãn ra. Nếu để muộn sẽ gây giãn đài thận. Để muộn hơn nữa thì cả quả thận sẽ bị giãn, nhu mô thận bị hủy hoại, trở thành một túi nước (thận ứ nước) vừa vô dụng vừa nguy hiểm vì dễ bị nhiễm khuẩn thành một túi mủ (mủ thận). Trường hợp của bạn cần khám và điều trị ở bệnh viện có chuyên khoa thận tiết niệu. Đừng thấy không đau mà chủ quan bạn nhé!
Đừng thấy không đau mà chủ quan khi đã có tiền sử bị sỏi thận
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị, tùy vị trí kích thước của sỏi mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Dù có phải mổ lấy sỏi hay không, những người có sỏi thận cần chú ý để sỏi không to nhanh cũng như hạn chế tái phát thì hãy thường xuyên uống nhiều nước (2 - 3 lít/ngày) dùng một chút chất chua nước chanh, cam, hoa quả chua để giúp cho nước tiểu bớt kiềm sẽ hạn chế hiện tượng sỏi.
Thông tin trên trang tin điện tử Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Bạch Mai, sỏi tiết niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu ( bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…). Đây là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu trong y văn và là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng, suy thận cấp hoặc mạn tính.
Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ từ 2-3 lần. Sỏi gặp nhiều ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em và người già. Những người sinh sống ở những nơi khí hậu nóng và khô cằn tỷ lệ mắc sỏi cao hơn.
Sỏi tiết niệu do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phức tạp gây nên. Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi.
Tham khảo thuốc: Ginsenglingzhi- Linh Chi Sâm: Dùng trong các trường hợp: cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh. Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tăng cholesterol máu. |
Trà Mi
Theo GDVN