Những thức ăn vặt nên và không nên cho trẻ ăn
(Giúp bạn)Ăn vặt vừa là sở thích, vừa là cách trẻ tự bổ sung cho mình nhu cầu năng lượng cần thiết của cơ thể. Tuy nhiên việc ăn vặt tự do sẽ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Thức ăn vặt tốt cho trẻ
Theo tin tổng hợp Báo điện tử Kiến thức, chọn lựa những món quà vặt tốt cho sức khỏe của trẻ luôn là ưu tiên hàng đầu trong danh sách những việc cần quan tâm của các mẹ
+ Sữa chua
Các mẹ nên sử dụng sữa chua vào bữa ăn nhẹ của các con bởi sữa chua ít chất béo nhưng lại chứa nhiều canxi và protein. Vi khuẩn lactic có trong sữa chua rất tốt cho đường ruột, dạ dày và tiêu hóa nói chung của trẻ nhỏ.
+ Chuối
3 loại đường thiên nhiên trong chuối là Sucrore, Flucore, Glucose kết hợp với chất xơ có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể bé. So với táo, chuối có hàm lượng chất đạm cao gấp 4, vitamin A và chất sắt gấp 5 lần, với các chất khoáng khác được coi là gấp đôi.
+ Bánh quy
Bánh quy là thực phẩm vô cùng tiện lợi của cho bé. Nguyên liệu chủ yếu của bánh quy là bột mỳ, đường, chất béo thực vật…Tuy nhiên, bé ăn nhiều đồ ngọt nhất là về ban đêm lại là thủ phạm gây sâu răng và các bệnh về răng miệng.
+ Trứng luộc
Trứng gà luộc rất giàu protein và chứa nhiều vitamin như vitamin A, D, B2.. rất tốt cho sức khỏe của bé yêu. Dù vậy, ăn nhiều trứng gà lại không phải là tốt vì khi các dưỡng chất không được hấp thu hết sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Bạn chỉ nên cho bé ăn từ 3 – 4 quả/tuần là đủ.
+ Bắp rang bơ
Bắp rang bơ giàu năng lượng và có chứa nhiều chất xơ. Tuyệt hơn nữa, đồ ăn này không có chất phụ gia. Nhưng nếu muốn món ăn này ngon hơn, ít chất béo hơn thì bạn nên mua loại máy chuyên dụng dành để làm ngô rang, không nên dùng lò vi sóng để chế biến đồ ăn này.
Những thức ăn vặt nên cho trẻ tránh xa
Trang thông tin điện tử Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, dưới đây là những món ăn vặt có thể nguy hại cho bé, mặc dù chúng quen thuộc và được bé rất thích. Nếu không thể nói không với thói vòi ăn của bé, bạn hãy cân nhắc kỹ nên cho ăn vào lúc nào, với số lượng bao nhiêu, để đảm bảo sức khỏe bé:
+ Xúc xích
Được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe mọi người nói chung và quá trình phát triển của bé nhỏ nói riêng. Trong xúc xích có hóa chất, phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể.
Ngoài ra, rất nhiều xúc xích được bán rong có nguồn gốc không rõ ràng, được chế biến từ thịt ôi thiu trong những cơ sở tư nhân thiếu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Kem
Được làm từ sữa nên kem cũng có những giá trị dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, một số loại kem có chứa các loại hạt, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương vị… không hề an toàn với bé.
Bé chỉ nên ăn kem khi đã tròn 4 tuổi. Nếu bé dưới một tuổi thì bạn tuyệt đối không cho ăn, bởi hệ miễn dịch của bé còn yếu, một miếng kem lạnh cũng có thể khiến bé bị viêm họng.
Ngoài ra, kem có thể dính vào lưỡi và tan chảy lâu bên trong miệng sẽ khiến bé rất khó chịu, dễ trớ. Ăn kem lạnh không tốt cho răng của các bé. Thói quen mút của đa số các bé khi ăn kem có thể làm hỏng răng hoặc xói mòn men răng, thậm chí có thể gây ra gãy xương nhỏ trong răng.
+ Kẹo mút
Kẹo chỉ là các chất làm ngọt, phẩm màu, hương liệu và không kèm vitamin, không khoáng chất, không canxi, không sắt… gần như không có giá trị dinh dưỡng.
Cũng như các loại kẹo khác, kẹo mút vốn nhiều đường, rất có hại cho răng, bé dễ bị sâu răng nếu như không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ. Nếu ăn kẹo trước bữa ăn, bé sẽ bị ngang dạ, không còn cảm giác thèm ăn nên khó hoàn thành bữa chính.
+ Snack (bim bim)
Một gói snack 35g chứa 2,5 thìa dầu. Nếu mỗi ngày ăn một gói snack thì một năm, cơ thể của bé đã hấp thu khoảng 5 lít dầu. Snack được chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5% đến 10% trở lên trong tổng lượng chất béo của khẩu phần ăn hàng ngày cho một người thì dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch, tăng huyết áp.
Snack còn chứa nhiều muối và đường. Lượng muối trong snack ảnh hưởng đến chức năng thận còn lượng đường lại có nguy cơ gây bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bé ăn nhiều snack và uống nhiều nước dẫn đến đầy bụng, chán ăn. Vì vậy, không nên cho bé ăn nhiều snack, tránh suy dinh dưỡng thể béo phì và không tốt cho sức khỏe.
+ Thạch
Thành phần chủ yếu của thạch là carrageenan – một loại polymer sinh học được tách chiết từ cây rong sụn và một số loại rong khác, có những lợi ích nhất định đối với chức năng ruột, nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu chất khoáng.
Ngoài ra còn có nước, đường, chất nhũ hóa sodium alginate, bột agar, hương liệu… Sodium alginate và agar thuộc loại chất xơ nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất béo và protein đối với cơ thể.
Thuốc tham khảo: thuốc Cốm Trẻ Em Upkid Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch. |
Thùy Linh
Theo GDVN