Bí quyết giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận

Thu Hằng 12:30 29/08/2016

(Giúp bạn) - Những cuộc tranh luận, cãi vã diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Để giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận, hãy tham khảo bí quyết này nhé.

Trong cuộc sống không thể tránh những bất đồng, từ đó dẫn đến những cuộc tranh luận và cãi vã.Những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận.nhưng trước hết bạn cần cho mình những yếu tố sau:

Đầu tiên, bạn phải có ngôn ngữ phong phú. Muốn vậy bạn cần chăm chỉ học văn và đọc nhiều sách.

Thứ hai, bạn cũng cần sở hữu một giọng nói rõ ràng và to. Điều này sẽ tiếp lửa cho cuộc tranh luận, lấn át đối phương.

Tiếp theo, bạn nên nói nhanh để cho đối phương không có cơ hội phản bác lại ý kiến của bạn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được dùng ngôn ngữ thô tục, cho dù tranh cãi thì mình vẫn nên là người có văn hóa.

Cuối cùng, bạn nên tập trung vào những cái sai trong lời nói của đối phương. Từ đó bạn đưa ra lập luận khiến mình thắng trong cuộc tranh luận.

Yếu tố giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận
Yếu tố giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận

Sau đây là những cách chuyển hướng cuộc tranh luận khiến đối phương phải chịu thua bạn.

1.Dẫn câu chuyện theo lối hài hước

Khi cuộc tranh cãi đang diễn ra căng thẳng, bỗng dưng bạn dẫn lối câu chuyện theo một hướng hài hước sẽ khiến cho sức tranh cãi của đối phương bị tụt huyết áp.

Dẫn câu chuyện theo lối hài hước giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận
Dẫn câu chuyện theo lối hài hước giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận

Chẳng hạn như:

- Câu nói của bạn khiến tôi nhớ đến một câu chuyện cười,...(kể câu chuyện đó).

- Bạn đang tranh cãi giống như một thủy thủ Lào nói về biển vậy....(Lào là nước không giáp biển).

-  ...

2.Công kích cá nhân

Khi không thể tiếp tục tranh cãi bằng lý luận thì bạn hãy quay sang công kích cá nhận đối phương. Tuy nhiên, để áp dụng được thủ thuật này thì bạn cần phải hiểu rõ đối phương như sở trường, sở đoảng, thói quen,... Dân gian có câu: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, có nghĩa là bạn phải điều chỉnh hướng tranh luận theo từng đối tượng khác nhau như đối với người tri thức bạn tranh luận kiểu chữ nghĩa, với người chợ búa thì hùng hổ, kêu gọi người xung quanh hưởng ứng,...

Đồng thời bạn nên lái câu chuyện theo lĩnh vực thế mạnh và am hiểu của mình để đối phương đuối lý.

Công kích cá nhân giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luân
Công kích cá nhân giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luân

Một số ví dụ cho phương pháp này như:

-  Thật là nực cười khi một người thường xuyên đi làm muộn như bạn lại muốn so sánh với tôi về sự chuyên nghiệp trong công việc...

-  Xin lỗi bạn nhưng tôi không muốn tranh cãi với người vô lý...

-   Bạn là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học với tôi...

-   Đừng có ngồi đó mà làm anh hùng bàn phím.

3.Phản bác vụn vặt

Phản bác vụn vặt có nghĩa là bạn không nói tới trọng tâm của cuộc tranh cãi, mà đề cập tới một khía cạnh rất ư là không liên quan.

Phản bác vụn vặt giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luân
Phản bác vụn vặt giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luân

Một vài ví dụ cho phương pháp này:

- Ai đúng ai sai nói mãi cũng chẳng ra được, tôi phải làm việc nhanh để còn về nhà.

- Thôi, tôi đói rồi, tôi phải đi ăn. Tranh cãi với bạn làm tôi mất thời gian

-  ...

Kiểu dập tắt màn đấu khẩu này sẽ khiến đối phương cùng lám chỉ nói đực 1-2 câu như tát nước theo mưa.

4.Ngụy biện de dọa

Dân gian có câu “không dùng được lý lẽ, hãy dùng roi” – đây là nguyên tắc của phương pháp này. Khi bạn phải dùng tới lợi này có nghĩa là bạn không thể tiế tục dùng lý lẽ trong cuộc tranh luận của mình nữa.

Bạn không nhất thiết phải dùng bạo lực mà chỉ đơn thuần là dùng lời nói đe dọa về một hậu quả mà đối phương không muốn xảy ra khi cứ tranh cãi với bạn.

Ngụy biện đe dọa giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận
Ngụy biện đe dọa giúp bạn luôn thắng trong những cuộc tranh luận

Ta có thể lấy một số ví dụ cho loại hình này:

-  Tôi không muốn tranh luận với bạn nhiều cho mất thì giờ, tôi sẽ đi hỏi giám đốc của bạn để làm rõ ràng chuyện này.

-  Tôi không muốn là ai bị thương cả nhưng bạn hãy chắc rằng bạn không làm tâm trạng tôi thay đổi.

Hoặc bạn có thể tung hỏa mù để làm đối phương run sợ, hay nói chuyện cao thâm để đối phương không thể đối đáp.

-  Hôm trước tôi đã nói với sếp về vấn đề này mà giờ bạn dám cãi.

-  Tôi đã nói chuyện với cơ quan công an về chuyện này....

Như vậy, khi tranh luận bạn nên biết điểm tiến điểm lùi, thay đổi hướng tranh luận theo từng đối tượng. Bạn hãy chọn cho mình phương pháp hữu hiệu nhất nhé.

Comments