Giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Thu Hằng 00:55 15/10/2016

(Giúp bạn) - Quản lý cảm xúc có nghĩa là bạn làm chủ được cảm xúc của mình để có thể nhìn nhận mọi việc chính xác nhất. Dưới đây là những kỹ năng quản lý cảm xúc bạn cần biết.

Rèn luyện  kỹ năng quản lý cảm xúc là một việc không khó nhưng hầu hết mọi người lại luôn đầu hàng trước cảm xúc nhất thời của mình.Khi làm chủ được cảm xúc thì bạn  mới có thể nhìn nhận mọi việc chính xác và giải quyết công việc hiệu quả nhất có thể. Bài viết dưới đây mách bạn một số phương pháp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.

1.Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân:

Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Cũng như cơ thể, suy nghĩ cũng là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ xung quanh.
Vì vậy, khi hiểu được và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Thay vì chỉ nhìn vào những khuyết điểm, mâu thuẫn hay mặt tiêu cực của một người, một sự vật, bạn hãy thay đổi cách nhìn của mình. Đừng nhìn vào những khiếm khuyết đó, hãy xem những con người, sự vật đó có gì thú vị, đáng yêu. Đây được xem như mấu chốt của kỹ năng quản lý cảm xúc.

2. Điều chỉnh trạng thái cơ thể:

Điều chỉnh trạng thái cơ thể để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Điều chỉnh trạng thái cơ thể để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Hẳn chúng ta đều biết, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực bạn sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể ở trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực. Chẳng hạn, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanh hơn, tay nắm chặt,… những lúc như vậy bạn sẽ dễ mắc sai lầm nhất vì khi đó bạn không có đủ bình tĩnh để đánh giá hoàn cảnh.

Giải pháp cho bạn là phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, buông lỏng cơ thể, thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều, không nghĩ gì đến điều làm bạn bực mình nữa.

Nếu bạn không tự mình điều chỉnh được thì có thể nhờ người thân, bạn bè xung quanh nhắc nhở bạn. Khi bạn nóng giận có người “vỗ về” sẽ giúp bạn hạ hỏa nhanh chóng. Hãy kiên nhẫn để có thể rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân.

3.Nghĩ đến trách nhiệm bản thân:

Nghĩ đến trách nhiệm của bản thân để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Nghĩ đến trách nhiệm của bản thân để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

4.Không giữ hận thù hay ác cảm:

Không giữ hận thù hay ác cảm để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Không giữ hận thù hay ác cảm để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

5.Viết ra giấy những điều tốt đẹp:

Viết ra giấy những điều tốt đẹp để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Viết ra giấy những điều tốt đẹp để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

6.Bình tĩnh trong mọi tình huống:

Bình tĩnh trong mọi tình huống để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Bình tĩnh trong mọi tình huống để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. 

7.Học cách đối mặt với khó khăn:

Học cách đối mặt với mọi khó khăn để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Học cách đối mặt với mọi khó khăn để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng. Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

Comments