Ăn chay
(Giúp bạn)
Không thể chấp nhận chủ nghĩa ăn chay
Rất nhiều người cho rằng muốn mạnh khỏe, sống lâu thì phải “ăn chay” như các hòa thượng. Họ nêu ví dụ chứng minh rằng: trong thế chiến thứ hai, Đan Mạch bị bao vây, các loại thịt khan hiếm nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lại giảm, sau chiến tranh, người dân Đan Mạch khôi phục lại thói quen ăn thịt thì sức khỏe lại ngày càng giảm sút; người dân Mêhicô có thói quen ăn chay, tuổi thọ trung bình rất cao; các tín đồ Phật giáo ở Trung Quốc cũng ăn chay, tuổi thọ cũng rất cao, phần lớn những người già ở nông thôn cũng ăn chay. Những người thuộc trường phái “ăn mặn” nêu ví dụ phản bác: Trên bia của Thiếu lâm có ghi: Trong gần một trăm năm qua, phần lớn các hòa thượng đều chết ở tuổi từ 30 – 40, chỉ có rất ít hòa thượng trường thọ. Các nhà y học đã tiến hành kiểm tra trên 90 vị tăng ni trên Thiếu lâm tự thì thấy phần lớn các tăng ni, phật tử đều thiếu dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, điều đó chứng tỏ rằng học thuyết “ăn chay” là thiếu cơ sở khoa học.
Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng học cho rằng trong quá trình phát triển, hàng ngày cơ thể con người đều cần đến một khối lượng lớn chất protein và axit amin cần thiết. Nếu ăn chay thì ngoài các loại đậu có nhiều chất protein, và giá trị dinh dưỡng rất thấp, cơ thể rất khó hấp thụ. Chất protein động vật rất gần gũi với cơ thể con người nên dễ hấp thụ, hơn nữa các thành phần của axit amin cũng tương đối toàn diện, còn trong các món ăn chay thì lại thường thiếu các thành phần axit amin như vậy. Ví dụ: trong ngũ cốc thiếu chất lysin, trong các loại đậu thiếu chất axit amin trứng gà. Những chất axit amin này không thể tự có trong cơ thể được mà phải do thực phẩm cung cấp. Ăn chay dài ngày tất sẽ dẫn đến sự thiếu hụt những axit amin cần thiết đó, sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành protein trong cơ thể. Ngược lại, trong các món ăn động vật, nhất là các loại cá có chứa rất nhiều protein chất lượng cao và các axit béo không bão hòa có thể làm giảm mỡ máu, ngoài ra, nó còn có nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng khác mà cơ thể con người cần đến. Nếu người ăn chay thường xuyên thiếu những dinh dưỡng đó thì liệu sức khỏe và tuổi thọ của họ sẽ ra sao?
Từ đó có thể kết luận: ăn chay là không khoa học, không đem lại sức khỏe và tuổi thọ cho con người. Những người ăn chay cũng cần ăn xen kẽ những món ăn mặn, có thể lấy ăn chay là chính nhưng cần bổ trợ bằng các món ăn mặn và phải có một lượng mỡ nhất định. Hàng ngày, trong món ăn tối thiểu cũng phải có 50g mỡ, không thể chỉ “ăn mặn” hoặc “ăn chay” đơn thuần. Chỉ có kết hợp giữa ăn chay và ăn mặn, dinh dưỡng đầy đủ, bữa ăn hài hòa mới là con đường khỏe mạnh, sống lâu.