Thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu

10:58 26/02/2014

(Giúp bạn)


Mối quan tâm của các bà bầu luôn là làm sao để tránh cho con không bị khuyết tật bẩm sinh. Để ngăn chặn khuyết tật ở thai nhi, các mẹ nên ăn uống bổ sung nhiều axit folic. Chúng ta cùng điểm lại những thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu nhé!


Chọn thực phẩm giàu axit folic cho các bà bầu


Ăn gì vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ là mối quan tâm của nhiều người nói chung. Còn với các bà bầu thì mối quan tâm này còn được đẩy lên thêm một cấp là, ăn gì có nhiều sắt hoặc nhiều axit folic cho con thông minh, tránh các nguy cơ bị dị tật ống thần kinh.

10 loại thực phẩm dưới đây có chứa axit folic có thể đảm bảo lượng axit folic là 400 microgram cho người lớn mỗi ngày. Axit folic (folate) giúp cơ thể tạo thành vật liệu di truyền và tế bào máu đỏ, điều này hết sức cần thiết cho phụ nữ mang thai. Do đó, chọn các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic là việc các bà bầu nên lưu ý hàng ngày để bổ sung trong chế độ ăn uống của mình.
 
thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-1

1. Ngũ cốc ăn sáng: Các loại ngũ cốc khác nhau có chứa lượng axit folic khác nhau. Khi chọn mua ngũ cốc, các bà mẹ tương lai nên chú ý tỷ lệ hàm lượng axit folic trong đó để chọn được loại có tỷ lệ phần trăm cao, tốt nhất cho con mình.

2. Sản phẩm lúa mì: Ngoài bánh mì, hãy thử các món làm từ bột mì như mì ống, bánh quy giòn, và các loại bánh khác. Bạn có thể kết hợp các sản phẩm lúa mì với các loại thực phẩm giàu folate như nước sốt cà chua với mì ống.

3. Đậu: Hầu hết các đậu khô là một nguồn giàu axit folic. Mỗi bữa ăn hàng bạn nên có thêm món đậu là bạn đã đi được gần một phần ba con đường hướng tới mục tiêu bổ sung axit folic của mình. Các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh thậm chí còn có lượng folate cao hơn cả.

4. Gan: Gan là một trong các loại thực phẩm có chứa axit folic với lượng cao nhất, thậm chí còn gấp đôi so với một số thực phẩm khác. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên bạn nên ăn món này ở mức vừa phải vì nó chứa rất nhiều cholesterol.

5. Trứng: Một món trứng tráng gồm 3 quả trứng có khoảng 1/4 lượng axit folic mà bạn cần. Ngoài ra, trứng còn cung cấp protein và một loạt các vitamin và khoáng chất khác cần thiết trong thai kì.
 
thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-2
 
6. Rau lá xanh: Các món thức ăn từ rau lá xanh như xà lách, rau bina, hoặc cải xoăn có thể cung cấp 1/3 lượng axit folic cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra rau xanh cũng giàu các vitamin khác và ít calo.

7. Họ nhà cam quýt: Uống một ly nước cam ép là một cách tốt để hấp thụ axit folic. Các quả có múi như: dứa, bưởi cũng là nguồn cung cấp folate.

8. Các loại quả mọng: Những quả này có chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong các loại trái cây bất kỳ, thậm chí có chứa khoảng 20% ​​folate bạn cần trong một ngày. Chúng cũng làm tăng lượng chất xơ và được coi là đồ ăn nhẹ  vì ít calorie.

9. Hạt hướng dương: Trong số các loại thực phẩm có hạt có axit folic thì hạt hướng dương nằm trong danh sách các loại hạt có hàm lượng folate cao nhất. Hạt hướng dương là đặc biệt giàu folate, nhưng bạn cũng có thể chọn các loại hạt khác như hạt vừng hay quả óc chó để thay thế hạt hướng dương nếu muốn.

10. Bia: Nói là bia nhưng đúng hơn là men bia có chứa folate. Bây giờ bạn đã có một lý do chính đáng để uống bia trong kì thai nghén. Tuy nhiên, bạn không nên coi đây là nguồn cung cấp axit folic chính trong chế độ ăn uống của mình trong suốt thời gian mang thai.

4 điều mẹ bầu nên biết khi bổ sung axit folic


Axit folic có trong những thực phẩm nào? Bổ sung axit folic như nào để hấp thu một cách tốt nhất là những điều mẹ bầu nào cũng nên biết.

1. Thiếu axit folic thai nhi sẽ có những mối đe dọa gì?

Axit folic hay còn gọi là folate hoặc folacin, là một trong những vitamin B rất cần thiết đối với việc sản xuất các tế bào mới, trong đó có cả hồng cầu.

Thiếu axit folic sẽ gây ra các bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống (spina bifida) gây nên ốm yếu tàn tật nghiêm trọng và bệnh quái tượng không não (enencephaly) hoặc bé sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển nghiêm trọng của não). Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Theo Cục phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), axít folic thậm chí còn giúp phòng tránh dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.

Vì vậy, tất cả các chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ đang mang thai cần phải bổ sung thêm axit folic trong suốt thai kỳ của mình, từ 400 – 800 microgram mỗi ngày. Đối với những phụ nữ đang chuẩn bị có thai, việc tiêu thụ axit folic mỗi ngày từ trước khi có thai khoảng 3 tháng cũng rất cần thiết. 400 microgram là liều dùng hàng ngày.

2. Axit folic tồn tại ở những dạng nào?

- Trong thực phẩm như gan và các bộ phận nội tạng (mỗi tuần ăn một lần), thịt gia cầm, ngũ cốc (vừng, lạc).

- Trong rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…), trong nấm, đậu lima, bánh mì bằng bột mì nguyên chất, bắp, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi. Tất cả những phụ nữ muốn mang thai nên ăn thêm những thực phẩm này hàng tháng trước khi có thai.

- Trong thuốc viên liều 400 microgram, uống ngày 1 viên từ 3 tháng trước khi có thai đến khi sinh.

- Trong dạng axit folic uống, 1 bịch khoảng 1 ly đầy chứa đủ lượng axit folic cần dùng hàng ngày. Dạng này thích hợp cho những người không muốn dùng thuốc viên.

Lưu ý: Các loại thực phẩm đóng hộp đã làm mất đi từ 50 đến 90% axit folic có trong đó, bởi trong quá trình chế biến axit folic đã bị mất đi bởi sức nóng. Chính vì thế, sẽ là rất quan trọng và cần thiết để nên ăn những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm tươi sống. Đối với các món rau không nên ngâm quá lâu trong nước và nấu chín kỹ.

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-3


3. Làm thế nào để hấp thu axit folic một cách tốt nhất?

Để thuốc được hấp thu tốt nhất, bạn nên uống giữa hai bữa ăn. Sự có mặt của vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó, có thể uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây. Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu.

Khi bổ sung viên sắt – axit folic, nhiều phụ nữ thường hay bị táo bón. Tuy nhiên, bạn có thể chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như Ferrovit, Tophem, Procare. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

4. Làm thế nào nếu bổ sung axit folic quá liều?

Mặc dù axit folic rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, axit folic có thể gây tác hại không nhỏ cho sức khỏe. Nó gây tăng sinh tế bào. Sự tăng sinh nhanh chóng sẽ dẫn đến thoái hóa tủy sống bán cấp. Đối với những người có khối u, axit folic cũng gây tăng sinh tế bào, làm cho khối u phát triển nhanh hơn.

Thừa axit folic còn có thể gây ra chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa. Trên thực tế, có thể rất nhiều người (đặc biệt là trẻ em) đã gặp các phản ứng này nhưng không biết nguyên nhân là do thừa axit folic.

Tuy nhiên, cách “giải độc” chất này lại rất đơn giản. Axit folic là một sinh tố tan được trong nước, vì vậy, bạn chỉ cần uống thật nhiều nước để lượng axit dư thừa được thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu.

Chúng ta cùng tham khảo thêm những siêu thực phẩm cho mẹ bầu

Việc ăn uống đúng cách khi bầu bí là vô cùng quan trọng vì những thực phẩm bạn bổ sung vào cơ thể chính là nguồn dưỡng chất chủ yếu để nuôi thai nhi. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thêm protein, canxi để giúp mô và xương của bé phát triển. Chị em cũng cần thêm vào thực đơn hàng ngày thực phẩm chứa nhiều axit folic để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh em bé. Ngoài ra, sắt cũng là dưỡng chất rất quan trọng để giúp các tế bào máu mang oxy đến cho thai nhi.

Vì vậy, việc chọn lựa thực phẩm giàu những dưỡng chất trên là vô cùng quan trọng. Xin mách với các mẹ top 10 siêu thực phẩm mẹ bầu không nên bỏ qua:

Cá hồi

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-4

Cá là thực phẩm cực kỳ tốt cho não bộ của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý khi chọn lựa thực phẩm này để tránh ăn phải cá chứa nhiều thủy ngân.

Cá đặc biệt là cá hồi chứa nhiều DHA – rất quan trọng để phát triển trí não của thai nhi và phòng ngừa nguy cơ bị trầm cảm sau sinh của thai phụ. Bà bầu nên ăn khoảng 300gram/tuần là đủ.

Cải xoăn hoặc súp lơ xanh

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-5

Loại rau có lá xanh đậm này là nguồn thực phẩm dồi dào axit folic, sắt, vitamin A và canxi. Một bát soup cải xoăn hay súp lơ xanh có chứa tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Mẹ bầu có thể ăn khoảng 2-3 bữa cải xoăn hoặc súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh.

Đậu

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-6

Thêm một số loại đậu như đậu đen, đậu trắng, đậu lăng hoặc đậu nành vào chế độ ăn của bạn sẽ rất tốt cho thai nhi đấy. Ngoài việc cung cấp protein và chất xơ, các loại thực phẩm họ đậu cũng là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng khác như sắt, axit folic, canxi và kẽm.

Theo các chuyên gia, trong số các loại đậu kể trên, đậu lăng là lựa chọn số 1 cho mẹ bầu. Đậu lăng chứa nhiều protein, vitamin B1, nhiều khoáng chất và có hàm lượng chất xơ cao nên tốt cho những ai bị bệnh tim mạch, tiểu đường, và làm cho da dẻ mịn màng hơn. Ngoài ra đậu lăng còn chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón trong suốt thai kỳ. 

Quả mâm xôi

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-7

Loại trái cây này dồi dào vitamin C, chất xơ và rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, quả mâm xôi có công dụng kiểm soát lượng máu ra quá nhiều trong kì kinh nguyệt và làm các cơ dạ con chắc hơn. Mâm xôi cũng giúp cơ quan sinh sản hoạt động tốt. Nó chống lại các cơn buồn nôn nên là một loại trái cây rất được ưa chuộng của mẹ bầu 3 tháng đầu.

Sữa chua

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-8

Sưa chua được khuyến khích sử dụng trong suốt quá trình mang thai. Thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein, glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B và A). Không những thế sữa chua có chứa nhiều các loại vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng cung cấp nguồn protein rất phong phú cho thai phụ.

Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Chúng còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Thêm nữa, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.

Quả bơ

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-9

Bơ là loại trái cây dồi dào axit folic (rất quan trọng trong việc hình thành não bộ và hệ thần kinh của thai nhi), kali, vitamin C và vitamin B6. Những dưỡng chất này giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu suốt thai kỳ.

Nguồn vitamin B6 trong quả bơ còn có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Vitamin B6 cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hồng cầu, rất có lợi cho mẹ bầu.

Khoai lang

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-10

Khoai lang là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin A (beta-carotene), vitamin C và vitamin B6. Tất cả những loại dưỡng chất này đều vô cùng quan trọng với mẹ bầu và thai nhi.

Hạnh nhân

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-11

Hạnh nhân và những loại hạt khác như hạt bí, hạt dẻ cười… là siêu thực phẩm với nhiều khoáng chất quan trọng như đồng, mangan, magiê, selen, kẽm, kali và thậm chí cả canxi. Đông thời, những loại hạt này rất giàu vitamin E.

Mặc dù các loại hạt chứa nhiều chất béo nhưng đó là chất béo tốt cho não thai nhi, giúp tăng cường DHA.

Nước cam

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-12

Uống đủ nước là rất cần thiết trong quá trình mang thai. Phụ nữ mang bầu được khuyến khích uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, mẹ bầu cần uống thêm nước rau và nước hoa quả. Một ly nước cam mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn một lượng lớn axit folic, vitamin C và các vitamin khác. Nước cam còn rất giàu kali, giúp làm giảm bệnh cao huyết áp – bệnh thường gặp với phụ nữ mang thai.

Sô-cô-la đen

thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau-13

Sô-cô-la đen rất giàu chất chống oxy hóa. Nghiên cứu gần đây còn cho thấy mẹ bầu ăn sô-cô-la đen làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật.










(st)

Comments