Làm gì khi bị động thai

14:41 14/04/2015

(Giúp bạn)Đau bụng dưới râm ran, xuất hiện những cơn ớn lạnh, ra huyết vùng kín... là dấu hiệu của hiện tượng động thai.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

Vnexpress cho biết, theo thạc sĩ Vũ Quốc Trung, động thai, sẩy thai là mối lo lớn nhất của chị em trong những tháng đầu thai kỳ. Theo đông y, có nhiều lý do dẫn tới tình trạng động thai:

- Do khí hư, huyết hư. Chị em có thai ra huyết từng giọt, hay mỏi lưng, sắc mặt xanh nhợt, hay choáng đầu, mệt mỏi, sợ lạnh. Các bà bầu này thường thấy đầy tức bụng, thai muốn xuống, đi tiểu nhiều, lưỡi nhạt...

- Do hư thận: Khi có thai lưng mỏi, yếu, hay chóng mặt, đái són, tiểu nhiều, mạch xích hư đại.

- Do âm hư huyết nhiệt: Người gầy sút, miệng khô, hai gò má đỏ, lòng tay chân nóng, bụng đau, đầy tức, thai động ra máu, nhỏ giọt...

- Do khí uất trệ: Tinh thần u uất, căng thẳng, mệt mỏi, hay lo nghĩ, hay ợ hơi, kém ăn, nôn đắng, sợ chua...

- Do chấn thương như ngã, mang vác nặng...

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, những người hiếm muộn khi có thai thường dễ bị động thai hơn bình thường. Lý do là, ở những chị em này, kinh nguyệt, khí huyết chưa ổn định, niêm mạc tử cung mỏng, thiếu dinh dưỡng... Khi đó, chỉ cần thêm một số tác động bên ngoài như lao động nặng nhọc, ngã, quan hệ vợ chồng... là có thể ảnh hưởng xấu tới độ an toàn của thai.

-1

"Vào một số thời điểm của thai kỳ như trong 2 tháng đầu tiên, tháng thứ 6 và tháng cuối cùng - thai có những thay đổi đột biến, nên thai phụ cần chú ý giữ gìn. Chẳng hạn, trong 2 tháng đầu, thai sống ở niêm mạc tử cung, chưa có nhau thai giữ nên độ bám dính mong manh. Tháng thứ 6, thai hình thành các tạng phủ trong cơ thể. Tháng cuối, trẻ lớn nhanh và chuẩn bị chào đời...", ông Trung nói.

Nên làm gì khi bị động thai?

- Theo Khám phá, nếu thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngơi và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Tuyệt đối không được an thai một cách bữa bãi.

- Khi đau, tránh xoa bóp bụng.

- Nghiêm cấm quan hệ vợ chồng. Đồng thời, cố gắng ít tiến hành những việc kiểm tra âm đạo để tránh những kích thích cổ tử cung.

- Khi bị động thai, bạn cũng cần lưu ý thêm tới chế độ ăn uống. Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, nghiêm cấm hút thuốc lá, uống rượu, bia.

- Không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai. Theo đông y, một số món ăn có thể giúp thiên giảm hiện tượng này như cho thai phụ ăn cháo hạt sen, cháo bầu dục, cháo cá chép…

Để phòng, tránh động thai bạn cần

- Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.

- Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi... trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya.

- Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.

- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.

- Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…

- Khám thai định kì là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.

Tham khảo thuốc: Utrogestan

Thuốc bao gồm các đặc tính dược lực của progesterone tự nhiên, gồm: Trợ thai, kháng estrogene, kháng nhẹ androgene, kháng aldosterone.

Tiến Khê

Nên đọc
-2 Dinh dưỡng trong củ khoai lang
-3 Trẻ uống sữa vào ban đêm có tốt không?
-4 Phòng bệnh mùa đông bằng thực phẩm
-5 8 dấu hiệu trẻ cần đi khám mắt


Theo GDVN

Comments