Luyện tập trẻ khỏi nôn trớ khi ăn
(Giúp bạn)Trẻ có phản xạ nhạy cảm thường dễ ọe hơn các trẻ khác khi gặp thức ăn thô, đôi khi có thể dẫn tới nôn và phản xạ ọe thường được kích hoạt ở một vị trí nào đó trên lưỡi.
Hiện tượng ọe hay còn gọi là nôn trớ xảy ra khi trẻ ngậm thức ăn lổn nhổn trong miệng
Ọe là phản xạ tự nhiên của con người, giúp tống ra ngoài thực phẩm mà cơ thể cảm thấy không an toàn khi nuốt.
Mọi chuyện thường ổn thỏa khi bé ăn thực phẩm xay mịn, nhưng khi dùng đồ xay thô, trẻ có thể ọe và đôi khi nôn vọt. Kết quả là cha mẹ thường phải nhượng bộ và quay lại dùng thực phẩm nghiền mịn, thứ mà bé chịu được.
Những trẻ này sẽ chỉ ăn những thứ mịn màng và không có cơ hội học ăn đồ thô ráp. Các bé cũng mất đi cơ hội học nhai. Một số bé có thể chấp nhận thực phẩm lẫn một vài cục lổn nhổn khi chúng còn nằm trong miệng, nhưng sẽ bắt đầu ọe khi cố gắng nuốt các cục này. Kết quả là bé sẽ nhè cục ra và chỉ nuốt phần thức ăn mịn.
Theo Dân trí, trong buổi tọa đàm Làm mẹ thông thái lần thứ 4 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, GS.TS Nguyễn Gia Khánh - Phó chủ tịch hội nhi khoa Việt Nam đã chia sẻ những thông tin thú vị về chăm sóc trẻ nhỏ. Theo GS Gia Khánh, khi mới sinh, dạ dày trẻ nằm ngang và có dung tích khoảng 25-30ml, sau đó dạ dày mới thẳng giống như người lớn.
Nguyên nhân trẻ hay nôn trớ trong giai đoạn này có thể vì trẻ ăn quá no hoặc mẹ cho sai cách khi ăn. Khi cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, mẹ cần kiểm tra xem con có ngậm kín bầu vú mẹ hoặc sữa ngập kín cổ bình hay không. Nếu trẻ không ngậm kín hoặc sữa không ngập kín cổ bình hoặc trẻ khóc khi bú, không khí sẽ vào dạ dày. Điều này sẽ dễ gây nôn trớ ở trẻ.
Phân biệt phản xạ ọe nhạy cảm và khó khăn khi nuốt, khi nhai
Cha mẹ thường nghĩ rằng trẻ ọe khi ăn là do gặp khó khăn khi nuốt. Tuy nhiên, hai điều này không giống nhau:
- Trẻ có phản xạ ọe quá nhạy cảm sẽ ọe khi thức ăn mới vẫn nằm trong miệng, trước khi tìm cách nuốt. Điều này có thể xảy ra khi đồ ăn đang ở phần trước, phần giữa hay phần sau của miệng. Bé có thể ọe hay nôn.
- Trẻ có vấn đề về nuốt gặp rắc rối sau khi đã nuốt thức ăn. Bé có thể ọe hay bị nghẹn.
Tập luyện đúng cách cho trẻ khỏi nôn trớ khi ăn
Quay lại chế độ ăn toàn thực phẩm mịn và hy vọng khi bé lớn hơn mọi chuyện sẽ tự ổn không phải bao giờ cũng hiệu quả. Trẻ quá nhạy cảm với phản xạ ọe cần được tập luyện đúng cách:
- Trải nghiệm cảm giác thô ráp của thức ăn trong miệng và họng có thể giúp giảm bớt độ nhạy cảm.
- Tránh các thức ăn mịn có lẫn cục lổn nhổn như sữa chua với các mẩu hoa quả vì đó là thứ khó khăn nhất với trẻ. Khi đang cảm nhận sự mịn màng của thức ăn, các cục lổn nhổn sẽ làm bé bất ngờ và có thể gây nôn ọe.
Một số biện pháp làm giảm phản xạ ọe và giúp bé chấp nhận thức ăn thô
- Cho bé làm quen dần với thực phẩm thô, nhưng món ăn phải thô nhám đồng đều. Ví dụ bạn có thể xay cháo hay nghiền khoai tây thô hơn nhưng không được để cục lổn nhổn. Cũng có thể dùng thực phẩm mịn mà bé thường ăn và cho thêm vào đó một ít phôi lúa mì (Wheat Germ) hay vụn bánh quy đã được nghiền nhỏ.
Cách này khiến đồ ăn kém mịn màng nhưng lại không tạo cục lổn nhổn, và do đó không gây bất ngờ cho bé. Ban đầu, hãy thử thêm một lượng rất nhỏ thức ăn thô, nếu thấy bé chấp nhận thì tăng dần liều lượng.
- Nếu được, hãy để bé tự xúc trong suốt bữa ăn. Trẻ có phản xạ ọe nhạy cảm thường ít gặp sự cố hơn nếu được tự xúc đồ ăn.
- Kể cả khi không chấp nhận các cục lổn nhổn hay thức ăn xay thô, bé có thể đã sẵn sàng để thử các loại thực phẩm cứng nhưng dễ tan trong miệng như bánh quy dành cho trẻ em. Trẻ có phản xạ ọe nhạy cảm thường ưa thực phẩm cứng tan nhanh trong miệng hơn thức ăn nghiền nhưng lổn nhổn.
- Đánh răng cũng góp phần làm giảm độ nhạy cảm của phản xạ ọe.
- Nếu bé thích cho đồ chơi vào miệng, hãy để bé ngậm các dụng cụ dành cho trẻ đang mọc răng, chọn loại an toàn và có độ sần sùi đa dạng.
- Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bé vẫn khó nuốt thức ăn thô nhám.
Tham khảo thuốc: Men vi sinh Golden Lab chứa các loại vi sinh vật có ích cho đường tiêu hóa. Các lợi khuẩn này đều có tỷ lệ sống sót cao qua dạ dày nhờ công nghệ vi bao kép Duolac. Các vi sinh vật trong men Golden Lab đều là lợi khuẩn sinh acid lactic, có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh. Nhờ công nghệ Duolac, chủng loại vi sinh vật này có thể sống sót khi tới ruột để thực hiện sứ mệnh của mình là bổ sung và cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, giúp trẻ ăn ngon, lớn nhanh. |
Tiến Khê
Theo GDVN