Những lưu ý khi trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch

14:33 14/04/2015

(Giúp bạn)Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Phẫu thuật hở hàm ếch đòi hỏi trẻ đang ở tuổi phù hợp và đủ khỏe.

Sứt môi, hở hàm ếch: Nụ cười chưa trọn vẹn

Theo Sức khỏe & đời sống, bệnh hở hàm ếch (sứt môi) là một dị tật bẩm sinh. Trẻ sinh ra có bờ môi bị chia cắt bởi một khe nứt rộng. Khi người mẹ mang thai, dị tật được hình thành ở thai nhi.

Hở hàm ếch có 3 dạng: Sứt môi không hở hàm, hở hàm không sứt môi hoặc vừa sứt môi vừa hở hàm. Các bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các bé gái.

Nguyên nhân được tìm ra là do di truyền (40%). Nếu trong gia đình đã có người bị hở hàm ếch, sứt môi thì một đứa trẻ sinh ra mắc bệnh này cũng không có gì lạ. Ngoài ra, còn do tác động của môi trường độc hại khi mẹ bầu mang thai.

-1

Phụ nữ mang thai tiếp xúc, nhiễm khí độc hại hoặc bị bệnh, dùng thuốc chứa nhiều vitamin A thì con sinh ra có thể bị hở hàm ếch.

Người bị hở hàm ếch thường mất tự tin trong cuộc sống, nhất là khi giao tiếp, đứng trước đông người.

Trẻ con thì hay bị các bạn trêu chọc, cười nhạo. Trẻ thường không muốn đi học hoặc học hành sút kém. Các chức năng của môi và miệng bị ảnh hưởng khá nhiều. Phẫu thuật chỉnh hình là biện pháp duy nhất để chỉnh sửa lại dị tật, cho khuôn mặt bình thường hơn.

Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch

- Với những trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch, sứt môi, các bà mẹ cần tìm bác sĩ để hướng dẫn kỹ cách chăm sóc trẻ. Với trường hợp khe hở quá rộng, bạn nên tìm mua bình sữa chuyên dùng cho trẻ bị sứt môi, hở vòm, vắt sữa mẹ vào bình cho trẻ bú.

- Vệ sinh vùng miệng của trẻ bằng vải mềm và ướt, dùng bông tẩm nước sạch lau kĩ vùng khe hở môi. Tuyệt đối không dùng gạc vải hay ống tiêm xịt nước để vệ sinh khe hở môi vì có thể gây tổn thương cho trẻ.

-2

- Trẻ dễ bị nhiễm trùng hô hấp trên như viêm phế quản, viêm họng, nhất là vào mùa lạnh. Cha mẹ nên thường xuyên giữ ấm cho trẻ. Chú ý chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp để trẻ tăng sức đề kháng.

- Phẫu thuật tạo hình phục hồi chức năng giải phẫu và thẩm mỹ là phương pháp điều trị duy nhất hiện nay để trẻ có thể phát triển bình thường, không bị mặc cảm, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.

Điều kiện thực hiện phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch

Vnexpress cho biết, việc phẫu thuật cho trẻ bị sứt môi - hở hàm ếch càng sớm càng tốt sẽ giúp trẻ nhanh chóng cải thiện được khả năng ăn uống, nói năng và khuôn mặt của trẻ. Nếu trẻ đủ những điều kiện cụ thể dưới đây, cha mẹ nên đưa đi phẫu thuật để trẻ sớm phát triển bình thường.

- Đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt, không bị mắc những bệnh viêm nhiễm cấp và các bệnh nội khoa khác, không bị suy dinh dưỡng, còi cọc, sức khỏe đường thở tốt.

- Đối với tật khe hở môi: Độ tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật là sau 4 - 6 tháng tuổi, cân nặng từ 5 kg trở lên.

- Đối với tật khe hở hàm: Độ tuổi thích hợp nhất để phẫu thuật là sau 18 tháng tuổi, cân nặng từ 10 kg trở lên.

- Gia đình có con em bị sứt môi, hở hàm ếch, cần đưa trẻ để bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ thăm khám, đánh giá sức khỏe, xem trẻ có thể tham gia phẫu thuật được không.Sau khi được phẫu thuật xong, trẻ vẫn có thể gặp một số vấn đề trong ăn uống hoặc phát âm. Gia đình cần động viên trẻ phát âm rõ và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng cho môi, lưỡi.

Tham khảo thuốc:

Forlax Gói 10g:

-Táo bón ở người lớn & trẻ em từ 8 tuổi trở lên.

-Có thể kê toa cho bệnh nhân : Tiểu đường theo chế độ ăn không galactose, có thai, cho con bú.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Những đồ ăn khiến con trai dậy thì muộn cần tránh
-4 Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên
-5 Mắt mờ, chóng mặt có phải do chấn động não?
-6 Những cách giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn

Theo GDVN

Comments