Những thắc mắc của mẹ bầu khi mang song thai
(Giúp bạn)Thông thường, thời gian sinh con của các bà mẹ mang thai đôi là khoảng 37 tuần. Tuy nhiên bạn cũng có thể sẽ lâm bồn sớm hơn bởi những phụ nữ mang song thai thường sinh con sớm hơn những trường hợp khác
Theo Kiến thức, tuổi 30-40 dễ mang song thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một người phụ nữ ở tuổi 25, 30 hay 40 thì khả năng rụng trứng ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau và có xu hướng giảm dần. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi càng cao thì nguy cơ 2 quả trứng chín và rụng cùng một lúc cũng cao hơn. Đó là nguyên nhân khiến chị em U30, U40 dễ mang thai đôi hơn các độ tuổi khác.
Các bác sĩ sản khoa tiết lộ rằng “mẹ ỏng” mang song thai thường phải làm nhiều xét nghiệm hơn so với các thai phụ khác. Đi kèm với đó là nguy cơ sảy thai sau khi bị chọc nước ối, khoảng 1/500 ca so với 1/1000 ca sinh đơn. Theo đó, những thắc mắc chung của các bà mẹ mang thai đôi:
Ăn nhiều hơn những người mẹ mang đơn thai khác?
Bạn chỉ nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Điều này có lợi cho sức khỏe bản thân và sự phát triển toàn diện của hai bé trong bụng. Việc ăn nhiều hoặc tiêu thụ khối lượng dinh dưỡng gấp đôi nhóm thai phụ bình thường là không cần thiết.
Trọng lượng cần đạt được?
Với những người mẹ mang song thai, nên tăng khoảng 15-20kg. Với phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai thì cần tăng nhiều hơn, còn với phụ nữ thừa cân thì số kg tăng thêm này có thể ít hơn.3.
Có cần dùng viên vitamin bổ sung?
Trong 12 tuần lễ đầu tiên, bạn có thể sử dụng 400mg axit folic mỗi ngày (theo chỉ định của bác sĩ). Bên cạnh đó, bạn phải bổ sung sắt – giúp ngăn chặn chứng thiếu máu, vấn đề thường gặp khi mang đa thai. Nhưng nên dùng thức ăn chứa nhiều sắt hơn là viên sắt bổ sung vì thuốc chứa sắt có thể gây ra táo bón.
Bác sĩ sẽ trực tiếp kê viên sắt cho bạn nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn cần thêm sắt. Ngoài ra, thai phụ có thể dùng vitamin tổng hợp, bổ sung omega 3... nhưng nên hỏi bác sĩ.
Mang thai đôi có tăng nguy cơ sảy thai?
Nguy cơ sảy thai với người mẹ mang thai đôi cao hơn (đặc biệt trong quý I). Một số trường hợp, thai phụ có thể bị mất một bé (còn lại một bé).
Những nguy hại về sức khỏe người mang song thai có thể gặp?
- Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mức hormone progesterone cao cũng có thể làm bạn xuất hiện tình trạng thở dốc, khó thở.
- Bạn cũng dễ bị táo bón hoặc phù chân hơn.
- Chuyển dạ sớm: Khoảng 50% số người mẹ mang song thai có dấu hiệu chuyển dạ trước tuần thứ 37.
- Tỷ lệ người mẹ mang song thai mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ là 30% trong khi ở người mẹ bình thường con số này chưa tới 10%.
- Chứng tiền sản giật với thai phụ bình thường là khoảng 7%. Nhưng với người mẹ mang thai đôi, con số này có thể gấp 3 (lên tới 21%).
- Nguy cơ đứt nhau thai: là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ. Triệu chứng này sẽ tăng lên ở nhóm thai phụ mang thai đôi có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng rượu…
- Nhóm người mẹ mang song thai cũng dễ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, điều này sẽ được hạn chế nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân và các bé.
Lượng kalo cần thêm mỗi ngày?
Các bác sĩ sản khoa tại Mỹ khuyên bạn nên tăng thêm 300kalo cho một bé mỗi ngày, như vậy là khoảng 600kalo nếu bạn mang song thai. Ngoài ra, Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, lượng kalo của mẹ còn tùy thuộc vào hoạt động thể chất trong ngày.
Với những thai phụ ít vận động hoặc hầu như chỉ nằm trên giường thì lượng kalo tăng thêm sẽ ít hơn so với thai phụ luyện tập thường xuyên.7. Có những lưu ý gì đặc biệt cho người mẹ mang thai đôi?- Bạn nên học cách cân bằng tâm lý.
Việc mang 2 em bé khiến không ít người mẹ căng thẳng (vì khó khăn khi chăm nuôi hoặc cho rằng mình sẽ đau nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ…) Để giảm thiểu lo lắng, bạn nên tìm đọc những tài liệu về thai đôi.
Tham khảo thuốc: Vitamin A có tác dụng chống bệnh ung thư khi ngăn chặn sản sinh các tế bào ung thư. Ngăn ngừa và điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch. |
Tiến Khê
Theo GDVN