Biến chứng bệnh viêm cầu thận cấp

15:55 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm cầu thận cấp có các biểu hiện phù, tăng huyết áp, đái ít hoặc vô niệu. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng.

Biến chứng của viêm cầu thận cấp

Theo Sức khỏe & đời sống, viêm cầu thận cấp có các biểu hiện phù, tăng huyết áp, đái ít hoặc vô niệu. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng bao gồm suy tim cấp, phù não cấp, suy thận cấp (các biến chứng này chiếm khoảng 10% các trường hợp viêm thận).

Trong đó suy tim cấp do viêm cầu thận cấp là biến chứng thường gặp nhất và xuất hiện rất sớm trong tuần lễ đầu của bệnh.

Ngoài các biểu hiện của viêm cầu thận, bệnh nhân đột nhiên xuất hiện khó thở ngày một tăng dần, mạch nhanh, huyết áp lúc đầu tăng cả tối đa và tối thiểu nhưng nếu nặng chuyển sang phù phổi cấp thì huyết áp tăng ít, thậm chí giảm, có biểu hiện trụy mạch.

Đặc biệt viêm cầu thận cấp có thể vô niệu (suy thận cấp) là biến chứng nặng, điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.

-1

Còn biến chứng não thì ít gặp hơn và cũng nhẹ hơn hai biến chứng trên. Đặc biệt trường hợp viêm cầu thận cấp thể vô niệu thì quá trình theo dõi điều trị phải rất chặt chẽ. Chế độ ăn hạn chế protid và ăn nhạt tuyệt đối.

Nếu có vô niệu kéo dài trên 4 ngày và tình trạng suy thận ngày càng nặng phải tiến hành lọc máu ngoài thận.

Để tránh biến chứng, khi có dấu hiệu viêm cầu thận (phù, tăng huyết áp, đái ít) cần đi khám và điều trị sớm.

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp

Khám phá cho biết, nếu tiểu ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn hoa quả. Cụ thể:

- Đạm (protein): 0,6 g/kg cân nặng mỗi ngày. Đề phòng urê máu tăng; khi bệnh nhân đái tốt, urê máu không tăng thì cho 1 g/kg cân nặng mỗi ngày.

Bột đường: 30 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày, bao gồm gạo, mỳ, khoai củ, bánh ngọt.

- Chất béo: 20 g/ngày.

Nên bớt muối và mì chính, tối đa 2 g muối/ngày, tốt nhất là bỏ hẳn mì chính. Nếu có phù, tăng huyết áp thì phải ăn nhạt tuyệt đối. Uống nước ít hơn lượng đái ra trong ngày. Nếu đái ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn rau quả để phòng tăng kali máu. Bổ sung vitamin dạng thuốc bằng đường uống.

Cần theo dõi lượng nước tiểu, phù, huyết áp, urê máu để gia giảm thức ăn. Sau một tuần nếu thấy urê máu không tăng thì có thể tăng đạm lên 0,8 g/kg cân nặng mỗi ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ăn rau quả tự do, nước uống bằng lượng đái ra.

Tham khảo thuốc:

Kim tiền thảo OPC: Kim Tiền Thảo là một loại dược liệu rất công hiệu để chữa các bệnh về sỏi thận và sỏi mật (đặc biệt là các bệnh kết sỏi ở hệ thống tiết niệu) mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Chỉ định: Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Các loại suy thận cấp
-3 Những món ăn bổ dưỡng từ củ sen
-4 Những nguyên nhân gây suy thận cấp
-5 Sinh lý bệnh học và phòng ngừa suy thận cấp

Theo GDVN

Comments