Cách chế biến bơ cho trẻ đúng cách

15:15 14/04/2015

(Giúp bạn)Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triễn của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Giá trị dinh dưỡng của bơ

Sức khỏe cộng đồng dẫn tin theo trang Mang thai cho biết, thành phần dinh dưỡng trong 1 pound (Tương đương khoảng 453.5g) trái bơ:

Calo: 50, tổng lượng chất béo: 4.5 g, chất béo bão hòa: 0,5 g, chất béo không bão hòa đa: 0,5 g, chất béo không bão hòa đơn: 3 g, kali: 140 mg, carbohydrate: 3 g, chất xơ: 1 g , Protein: 1 g, Vitamin E: 4%, Vitamin B2: 4%, Vitamin B6: 4%, Vitamin B5 (Pantothenic acid): 4%, Magie: 2%, đồng: 2%, Vitamin C: 4%, sắt: 2%, Vitamin B1: 2%, Vitamin B3: 4%, Folate: 8%, Phospho: 2%, kẽm: 2%, mangan: 2%...

Trái bơ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, vì trong quả bơ có chứa protein, vitamin A, E, C cao. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Các chất béo không bão hòa tốt cho sự phát triển não cũng như hệ thống thần kinh trung ương của bé.

-1

Chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư và đau tim.

Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triễn của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Ngoài ra các chống ôxy hoá tác dụng bảo vệ các tế bào não.

Vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế quả bơ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triễn trí não của trẻ em.

Theo Báo điện tử VietNamNet,  bơ không chỉ đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh, bơ còn được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm.

Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác.

Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua “siêu phẩm vàng” giúp trẻ có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa.

Cách chế biến bơ đúng cách cho trẻ

Món bơ trộn sữa: Bơ trộn với khoảng 200ml sữa mẹ hay sữa bột đã pha để tạo thành kết cấu lỏng, sánh cho bé tập ăn dặm.

Theo Người đưa tin, bổ quả bơ theo chiều dọc, nhẹ nhàng dùng tay xoay ngược hai nửa quả bơ cho đến khi thấy nó tách ra. Dùng thìa để xúc bỏ hạt hoặc dùng con dao sắc, ấn nhẹ vào hạt cho đến khi hạt quả bơ dính vào dao thì nhẹ nhàng nhấc hạt ra ngoài. Dùng thìa xúc thịt quả bơ.

Cho bơ vào xay cho đến khi bơ mịn. Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức hay ít nước lọc để bơ loãng. Với bé từ 10 tháng trở lên có thể ăn được bơ đặc thì chỉ cần dùng thìa miết nhẹ thịt quả bơ rồi quấy cho bơ mịn, thay vì xay nhuyễn.

Bơ và chuối: Các mẹ có thể cho bé ăn bơ riêng hoặc kết hợp với chuối chín thành món giàu omega 3 và kali. Cách kết hợp với chuối rất đơn giản, chỉ cần cho chuối và bơ vào xay nhuyễn, có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để làm loãng hỗn hợp này là bé có món ngon để tập ăn.

Lưu ý

Để chọn được trái bơ ngon, chín tự nhiên, hãy quan sát phần vỏ bơ xem có căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi không? Đừng lấy những quả bơ đã mềm nhũn nhé vì dễ là quả bơ nẫu. Bơ ngon là khi ta bóp nhẹ thấy hơi mềm cầm chắc tay, không ọp. Nếu không, hãy thử bấm nhẹ vào cuống bơ, thấy hơi mềm thì chọn. Mặc dù phần đuôi chưa mềm nhưng nó sẽ chín dần.

Có một loại bơ khi chín phần hạt sẽ tách khỏi thịt, lắc nhẹ kêu lúc lắc, đó là bơ nâu. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng. Bơ dáng tròn thì hạt thường to nhưng ít xơ còn bơ dáng thuôn dài thì hạt nhỏ mà thịt lại dày nhưng sẽ có xơ.

Nếu các mẹ muốn bé được thưởng thức những trái bơ thật béo, thật ngậy hãy lựa chọn những trái bơ vỏ màu xanh, khi chín có màu xanh sáng, bóng, lấm tấm điểm vàng. Muốn biết bơ non hay già, hãy nhìn phần cuống, cuống to thì quả bơ đó là non.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Kê huyết đằng chữa bệnh
-3 Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì?
-4 Trẻ em không nên dùng thuốc Azithromycin
-5 Sử dụng gia vị để tăng cường sức khỏe

Theo GDVN

Comments