Chứng ợ chua: Biến chứng, cách phòng ngừa

15:52 14/04/2015

(Giúp bạn)Chứng ợ chua xuất hiện là do hệ tiêu hóa bị kích thích khiến cho lượng axit tăng. Chứng ợ chua thường xảy ra sau khi ăn.

Biến chứng ợ chua

Theo Sức khỏe & đời sống, bình thường, ợ chua không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xảy ra quá thường xuyên và không được điều trị, ợ chua có thể hạn chế các hoạt động hàng ngày của người bệnh và đưa tới một số biến chứng trầm trọng của dạ dày như viêm loét, xuất huyết, co thắt, đôi khi ung thư thực quản.

Dịch dạ dày cũng có thể tràn vào cuống phổi, nhất là khi người bệnh nằm, dẫn tới khó thở, viêm phế quản và phổi.

Phòng ngừa chứng ợ chua

Cần thay đổi thói quen ăn uống:

- Khi bị mắc chứng bệnh ợ chua nên bổ sung nhiều chất xơ.

- Uống nhiều nước trong và sau bữa ăn cũng cần chú ý để tối ưu hóa tác dụng nhuận trường của chất xơ. Rau cải không chỉ tốt nhờ nhiều chất xơ có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, mà còn là món ăn nên có mặt thường xuyên trong thời gian điều trị chứng ợ chua.

- Các loại dấm chuối hay táo tuy là dạng thức uống chua nhưng là thứ thuốc chống co thắt đường tiêu hóa rất hữu hiệu. Tuy nhiên, các nước trái cây quá chua lại có thể gây phản xạ co thắt thực quản và vô tình tiếp tay cho chứng ợ chua. Bạn nên pha loãng các thức uống trên với nước theo tỉ lệ hợp lý để có một thức uống bổ dưỡng và không làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe hiện thời.

-1

- Bạn cần hạn chế một số thực phẩm gia tăng sự sản xuất axit trong dạ dày và làm dạ dày co thắt nhiều hơn như thức ăn có nhiều chất béo chứa gia vị như nước sốt, bơ, dầu ô-liu... Bạn cũng nên kiêng cà phê, rượu, trà, nước ngọt có ga, các chất kích thích khác và các loại rau thơm như húng tây, ngò...

- Vì thế, thói quen ngậm kẹo the, bạc hà không nên duy trì ở người mắc chứng ợ chua cũng như các loại cháo và súp loãng sẽ làm bạn dễ bị trào ngược thức ăn hơn, tốt nhất bạn nên kết hợp ăn kèm thức ăn dạng lỏng với dạng khô. Một vài loại hoa quả, trái cây như chuối, cam quýt, hồng, tỏi, cà chua, khoai lang... giàu đường và axit hữu cơ nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra trạng thái khó tiêu, rối loạn chức năng của dạ dày và ruột do dư thừa axit. Bệnh nhân nên lưu ý tránh không sử dụng các loại trái cây đó.

- Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn, thói quen ăn uống cũng có tác động rất lớn đến bệnh tình của bạn. Ăn quá nhanh nghĩa là bạn phải nuốt những miếng to và chúng sẽ nằm nguyên trong bụng khiến dạ dày khó tiêu hóa. Đừng ăn quá no, ăn thật chậm, nhai thật kỹ để dạ dày cũng chậm rãi làm việc.

- Nếu tiện, bạn nên chia các bữa chính ra thành các bữa nhỏ trong ngày và chỉ ăn nhẹ ở mỗi bữa để tránh tình trạng quá no. Khi ăn theo nhịp đưa thức ăn vào miệng mà bạn sẽ nuốt vào nhiều không khí sẽ mang theo axit, gây cảm giác chua đắng. Vì vậy ăn từ từ, nhai kỹ giúp bạn tránh nguy cơ ợ nhiều. Tránh vừa ăn vừa uống sẽ khiến bạn dễ đầy bụng và thức ăn sẽ bị dồn lên. Khi uống, không nên sử dụng ống hút. Ăn xong cần đứng lên, đi dạo cho thức ăn mau tiêu, đừng nên nằm hay ngồi chồm ra phía trước ngay sau bữa ăn.

- Khi ngủ, bạn nên kê gối cao hơn người, nằm nghiêng sang phía trái để đẩy thức ăn trong dạ dày ra xa chỗ tiếp giáp thực quản và dạ dày. Tuy nhiên khi đau, bạn không nên nằm nghỉ, thức ăn sẽ dễ trào lên miệng. Tư thế nằm nghiêng bên trái tốt cho dạ dày hơn nằm sấp hoặc nghiêng bên phải.

- Vận động cơ thể đều đặn giúp bạn tránh béo phì nên áp lực trong ổ bụng sẽ giảm phần nào. Mặc quần quá chật, dạ dày bị ép làm áp suất bị đẩy lên cao, thức ăn đồng thời cũng bị đẩy ngược lên. Phụ nữ mang thai cũng khó tránh được chứng ợ chua do trọng lượng cơ thể gây tăng sức ép lên bụng; tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm sau khi sinh vì vậy không nên tự uống các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định.

- Khi chứng ợ chua xuất hiện nhiều lần trong tuần và kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, có thể đó là triệu chứng đầu của bệnh loét dạ dày. Bạn sẽ được chỉ định áp dụng các phương thức phát hiện bệnh, bên cạnh các dấu hiệu thông thường tùy theo tình trạng bệnh như nội soi, chụp Xquang thực quản và dạ dày, đo độ làm việc của cơ vòng với máy đo đặc biệt và bạn cũng có thể được kiểm tra mức độ chất chua dội ngược lên thực quản trong một quãng thời gian xác định.

Với phụ nữ mang thai, làm cách nào để tránh ợ chua?

Dân trí cho hay, chứng ợ chua thường xuyên xuất hiện trong quá trình mang thai bởi vì lượng hormone progesterone tăng, dạ con căng lên có nhiều khoảng trống và đè lên dạ dày. Nếu thay đổi cách ăn uống và thực phẩm sẽ kiểm soát được chứng ợ chua.

- Tránh ăn nhiều trong một bữa ăn. Ngoài 3 bữa ăn chính, nên ăn từ 5-6 bữa nhỏ. Ăn chậm, nhai kỹ.

- Tránh những thức ăn có nhiều loại gia vị. Không nên ăn sô cô la hoặc những trái cây có nhiều tính axit - Nên uống ít nước trong bữa ăn tránh để dạ dày no vì nước.

- Không nên nhai kẹo cao su có chứa bạc hà.

- Nên nằm hơi nghiêng để axit trong dạ dày luôn ở dưới cơ hoành. Hãy thư giãn 1 tiếng sau khi ăn rồi mới nằm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những thực phẩm ăn nhiều có thể hủy hoại hệ miễn dịch
-3 Tại sao người trẻ cần cảnh giác với cholesterol?
-4 Những bài thuốc hay từ cây dâu da xoan
-5 Hoa hồng trắng (hồng bạch) có tác dụng chữa những bệnh gì?

Theo GDVN

Comments